Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá Thái Bình

Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá Thái Bình
7 giờ trướcBài gốc
Trong hơn 10 năm qua, cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, Thái Bình đã tăng cường và tập trung thực hiện nhiều hoạt động về phòng, chống tác hại của thuốc lá với mong muốn đưa Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.
Theo Bác sĩ CKII. Lưu Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình, hơn 10 năm thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), mặc dù có nhiều biến cố do thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt mấy năm gần đây tỉnh Thái Bình phải khắc phục hậu quả dịch bệnh Covid-19 và một số dịch bệnh xu hướng gia tăng trong tình hình mới, nhưng các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các hoạt động về PCTH của thuốc lá.
Từ năm 2015, được sự hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí từ Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, hoạt động PCTHTL đã đạt được những hiệu quả rõ rệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân. UBND và BCĐ PCTHTL cấp tỉnh đã ban hành 55 văn bản chỉ đạo các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá đến các sở, ngành, đơn vị, địa phương. Hàng năm, số cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, cơ sở kinh doanh, nhà hàng, khách sạn cho thấy, số người vi phạm hút thuốc lá tại các điểm có quy định cấm hút thuốc rất ít.
Thái Bình đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên, cán bộ đầu mối để triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá ngày càng đồng bộ và hiệu quả.
Hiện nay, trên các xe chở khách các tuyến của Thái Bình, không có hiện tượng hút thuốc. Tại các cơ quan, công sở, đơn vị y tế, trường học, hiện tượng hút thuốc công khai cũng rất ít... Đặc biệt, những địa phương trồng nhiều cây thuốc lào như Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Thái Thụy..., đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các cây ăn quả và cây gia vị thay thế cây thuốc lào.
Để có kết quả đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch PCTH thuốc lá với những mục tiêu và hoạt động cụ thể. Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương của 8/8 huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động PCTH thuốc lá phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đến nay, tại Thái Bình đã xây dựng được mạng lưới cộng tác viên, cán bộ đầu mối để triển khai các hoạt động PCTH thuốc lá ngày càng đồng bộ và hiệu quả.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tham mưu cho Ban Chỉ đạo PCTHTL của tỉnh phối hợp với các cấp, sở, ngành, tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Tại cơ quan, ban ngành, địa phương đã tổ chức ký cam kết thực hiện “Môi trường không khói thuốc” theo mô hình điểm và nhân rộng trên địa bàn quản lý như: Bệnh viện không khói thuốc; Trường học không khói thuốc; Bến xe không khói thuốc...; ban hành hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố quy định về việc thực hiện Luật PCTH của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc lá...
Tuy nhiên, Bác sĩ CKII. Lưu Thị Ánh Tuyết cho rằng, để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, cần xác định PCTHCTL là hoạt động phải được duy trì thường xuyên, liên tục, lâu dài. Có sự hỗ trợ về chuyên môn và kinh phí của Quỹ PCTHTL- Bộ Y tế, sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo PCTHTL các cấp, sự phối hợp tích cực của các sở, ngành, địa phương, đơn vị.
Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, nhất là việc thực hiện không hút thuốc lá nơi công cộng và nơi làm việc.
Tiếp tục đưa nội dung PCTHCTL vào quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị, nêu cao vai trò người đứng đầu trong việc gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá tại nơi có quy định cấm; đưa việc hạn chế hoặc cấm hút thuốc lá tại lễ hội, đám cưới, đám tang vào hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố; gắn với các phong trào thi đua; có lộ trình từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây hoa màu khác ở địa phương trồng cây thuốc lá.
Mặt khác, ngành Y tế tăng cường thực hiện Chỉ thị 05/CT-BYT ngày 28/5/2013 tăng cường thực thi quy định của Luật PCTHTL trong ngành y tế, tăng cường công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá trong quá trình khám, điều trị cho người bệnh tại cơ sở y tế... Ngành Giáo dục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 6036/CT-BGDĐT ngày 17/12/2014, đồng thời đưa các nội dung PCTHTL vào giảng dạy các môn học và ngoại khóa ở các trường học theo các Quyết định số 1751/QĐ-BGDĐT ngày 22/6/2022, Quyết định số 3974/QĐ-BGDĐT ngày 1/12/2022, Quyết định số 3900/QĐ-BGDĐT ngày 17/11/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngành Giáo dục đưa các nội dung PCTHTL vào giảng dạy các môn học và ngoại khóa ở các trường.
Kịp thời nêu gương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác xây dựng môi trường không khói thuốc, cai nghiện thuốc lá thành công... trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả những trường hợp vi phạm pháp luật về PCTHTL cần được xử lý, răn đe phù hợp.
Cùng với đó, tăng cường vai trò Đoàn Kiểm tra, giám sát liên ngành của tỉnh, phối hợp với các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, vận động đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định của Luật PCTHTL, nhất là việc thực hiện các quy định về quyền, nghĩa vụ công dân trong thực thi Luật, nghĩa vụ người hút thuốc lá, cấm trưng bày, bán thuốc lá, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tài trợ; ngăn ngừa việc kinh doanh và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...
Đông Sơn
Nguồn Kiểm Toán : http://baokiemtoan.vn/nang-cao-nhan-thuc-cua-nguoi-dan-ve-tac-hai-cua-thuoc-la-thai-binh-35647.html