Nhiều báo cáo từ các nhà quan sát Nga khẳng định, quân đội Nga đã triển khai phiên bản nâng cấp của dòng máy bay không người lái (UAV) tự sát Lancet, được gọi là Lancet XXL. Ảnh: @ Military TV.
Lancet XXL được cho là có tầm bắn được cải thiện đáng kể lên tới 200 km, và đầu đạn của nó có sức nổ tương đương với 20kg thuốc nổ TNT. Những tiến bộ khác được cho là có trong UAV Lancet XXL này bao gồm yếu tố công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp sử dụng để tự động lựa chọn mục tiêu. Nếu đây là sự thật thì nó báo hiệu một bước nhảy vọt tiềm năng đáng kể trong công nghệ máy bay không người lái của Nga trên chiến trường. Ảnh: @ Military TV.
Thông tin này mới xuất hiện gần đây, vẫn chưa được nhà sản xuất máy bay không người lái, ZALA Aero Group, hoặc Bộ Quốc phòng Nga chính thức xác nhận. Ảnh: @ Military TV.
Được biết, Máy bay không người lái Lancet do ZALA Aero Group, một công ty con của Kalashnikov Concern phát triển, và phương tiện này đã trở thành trụ cột trong các hoạt động quân sự của Nga kể từ khi ra mắt vào tháng 6 năm 2019, tại triển lãm quân sự ARMY-2019 ở Moscow. Ảnh: @ Military TV.
Dòng Lancet đã phát triển ổn định kể từ lần đầu tiên tham chiến tại Syria vào tháng 11 năm 2020, nơi nó được sử dụng để chống lại lực lượng Tahrir al-Sham ở Idlib. Đến tháng 7 năm 2022, các video xuất hiện cho thấy, máy bay không người lái Lancet tấn công các mục tiêu của Ukraine, bao gồm hệ thống tên lửa S-300, xe tăng T-64 và lựu pháo M777 do phương Tây cung cấp. Ảnh: @ Military TV.
Các hoạt động này thường dựa vào máy bay không người lái trinh sát để xác định vị trí mục tiêu trước khi Lancet được phóng, một chiến thuật giúp tối đa hóa độ chính xác của nó. Thiết kế khí động học của máy bay không người lái này có cánh kép hình chữ X, giúp tăng cường khả năng cơ động và tốc độ, với tốc độ bổ nhào được báo cáo lên tới 300 km/giờ. Ảnh: @Military TV.
Hệ thống dẫn đường quang-điện tử cho phép UAV Lancet tấn công chính xác vào các mục tiêu di động hoặc mục tiêu kiên cố. Ảnh: @ AiTelly.
Và Lancet-3 biến thể nổi bật nhất, được thiết kế để bay lượn trên một khu vực mục tiêu, xác định các tài sản có giá trị cao và tấn công một cách chính xác, thường nhắm vào pháo binh, xe bọc thép và hệ thống phòng không. Ảnh: @ AiTelly.
Với tầm bắn tối đa từ 40 đến 50 km và đầu đạn lên tới 5 kg, Lancet-3 đã được sử dụng rộng rãi ở Ukraine kể từ năm 2022, với các nguồn tin của Nga tuyên bố đã thực hiện hơn 2.800 cuộc tấn công vào đầu năm 2025. Theo báo cáo tháng 1 năm 2025 của Tạp chí Army Recognition, khoảng 77,7% các cuộc tấn công này đã đánh trúng mục tiêu, với 738 vụ phá hủy được xác nhận, 1.444 trường hợp thiệt hại, 417 cuộc tấn công không xác nhận thành công. Ảnh: @ AiTelly.
Những con số này được trích từ phương tiện truyền thông Nga, làm nổi bật sự hiện diện của máy bay không người lái Lancet-3 trên chiến trường, nhưng nó cũng nhấn mạnh những thách thức trong việc xác minh tính hiệu quả thực sự của Lancet-3 trong các môi trường chiến đấu phức tạp. Ảnh: @ AiTelly.
Trở lại với chủ đề chính, Lancet XXL được báo cáo là bản nâng cấp đáng kể từ mẫu Lancet-3. Các nhà quan sát Nga tuyên bố, Lancet XXL lớn gấp đôi Lancet-3, với đầu đạn mang sức nổ mạnh hơn gấp bốn lần tương đương 20kg thuốc nổ TNT, tầm bắn xa hơn gấp bốn lần tới 200 km. Tầm bắn mở rộng này sẽ cho phép Lancet XXL tấn công các mục tiêu xa hơn nhiều so với tiền tuyến, có khả năng đe dọa các tài sản ở hậu phương như sở chỉ huy, hoặc trung tâm hậu cần. Ảnh: @Military TV.
Đồng thời, việc tích hợp chức năng tự động chọn mục tiêu do trí tuệ nhân tạo (AI) điều khiển có trên Lancet XXL, được cho là đã từng được thử nghiệm đầu tiên trên máy bay không người lái Kub-SM của Kalashnikov. Điều này cho thấy một động thái hướng tới tính tự chủ cao hơn của máy bay không người lái trên chiến trường. Ảnh: @ AiTelly.
Khả năng như vậy sẽ cho phép máy bay không người lái Lancet XXL tự động xác định và tấn công mục tiêu, mà không cần người vận hành liên tục nhập dữ liệu (vốn là một kiểu vận hành từ xa dễ bị vô hiệu hóa, nếu bị gây nhiễu điện tử từ các hệ thống tác chiến điện tử tinh vi). Ảnh: @Military TV.
Việc tích hợp AI như được tuyên bố có trên Lancet XXL, phù hợp với những tiến bộ được thấy trong các hệ thống như Phoenix Ghost của Mỹ hoặc Warmate của Ba Lan, ưu tiên tính tự chủ để chống lại chiến tranh điện tử. Ảnh: @Military TV.
Các nguồn tin từ Nga khẳng định, Lancet XXL vẫn giữ được hiệu quả về mặt chi phí, điều này đã khiến cho dòng sản phẩm này trở nên hấp dẫn hơn. Với mức giá khoảng 35.000 đô la một chiếc (theo chuyên gia máy bay không người lái người Nga Samuel Bendett trong báo cáo năm 2023 của Tạp chí Forbes), Lancet cung cấp một giải pháp thay thế tiết kiệm cho tên lửa dẫn đường hoặc tên lửa không kích truyền thống. Ảnh: @Military TV.
Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào các thành phần nước ngoài, đặc biệt là thiết bị điện tử của Trung Quốc, làm phức tạp quá trình sản xuất. Một phân tích năm 2023 của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế phát hiện ra rằng, 80% các thành phần phụ trong Lancet-3 có nguồn gốc từ Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về khả năng duy trì sản xuất của Nga trong bối cảnh chịu lệnh trừng phạt quốc tế. Ảnh: @Military TV.
Những thách thức về chuỗi cung ứng này có thể hạn chế luôn việc triển khai các biến thể tiên tiến như XXL, đặc biệt là nếu tuyên bố về phạm vi hoạt động lên tới 200 km và khả năng AI, thì chắc chắc đòi hỏi cần phải có các phần cứng phức tạp, tinh vi hơn. Ảnh: @Military TV.
Thiên Đăng