Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
3 giờ trướcBài gốc
Đông đảo đại biểu, người dân đến dự lễ công bố
Các tiết mục văn nghệ chào mừng
Phó Chủ tịch UBND TX. Tịnh Biên Nguyễn Thanh Hùng phát biểu tại buổi lễ
Trao bằng chứng nhận nghề làm đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo Phó Chủ tịch UBND TX. Tịnh Biên Nguyễn Thanh Hùng, nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer là nghề thủ công truyền thống, chứa đựng những yếu tố văn hóa đặc trưng, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội hiện nay. Việc công bố đưa nghề làm đường thốt nốt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm tự hào của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tại TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, tiền đề quan trọng để chính quyền địa phương, đồng bào Khmer nâng cao ý thức trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang Trương Bá Trạng chúc mừng chính quyền địa phương, các nghệ nhân nghề làm đường thốt nốt, bà con dân tộc Khmer tại TX. Tịnh Biên, huyện Tri Tôn khi đón nhận vinh dự đặc biệt này. Đồng thời xác định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cùng chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị của nghề làm đường thốt nốt trong giai đoạn 2025 - 2030.
Trước khi nghề làm đường thốt nốt của người Khmer được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, An Giang có 7 di sản được công nhận, bao gồm: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam; Hội đua bò Bảy Núi; Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của đồng bào dân tộc Khmer; Lễ hội Kỳ yên ở đình thần Thoại Ngọc Hầu (huyện Thoại Sơn); Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam TX. Tân Châu và huyện An Phú; Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong (TX. Tân Châu); Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn).
THANH TIẾN
Nguồn An Giang : https://baoangiang.com.vn/nghe-lam-duong-thot-not-cua-dong-bao-khmer-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-a410346.html