Bệnh gout một dạng viêm khớp do sự hình thành các tinh thể axit uric trong khớp, gây đau, viêm và sưng, thường ở khớp ngón chân cái. Tránh các thực phẩm có nhiều purin là một cách để giữ mức axit uric ở mức thấp. Điều này có thể đủ để ngăn ngừa các đợt bùng phát cơn gout cấp trong tương lai...
1. Cà chua có làm tăng mắc bệnh gout?
Thực phẩm giàu purin và những thực phẩm làm tăng axit uric theo những cách khác có thể dẫn đến các cơn gout, bao gồm thịt (chủ yếu là nội tạng động vật), hầu hết các loại hải sản, rượu và đồ uống có đường. Người bị bệnh gout có thể được khuyên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm này như một cách để ngăn ngừa cơn gout bùng phát.
Có rất ít nghiên cứu về cách cà chua có thể ảnh hưởng đến bệnh gout. Các tổ chức y tế, chẳng hạn như Arthritis Foundation, không liệt kê cà chua là thực phẩm gây ra bệnh gout.
Cà chua tươi có hàm lượng purin rất thấp nhưng lại chứa hàm lượng glutamate cao. Glutamate có thể kích thích hoặc làm tăng các quá trình dẫn đến nồng độ axit uric cao hơn.
Tuy nhiên, mặc dù cà chua tươi có hàm lượng purin rất thấp, nhưng lại chứa hàm lượng glutamate cao, một loại axit amin (khối xây dựng nên protein) thường có trong thực phẩm giàu purin. Glutamate có thể kích thích hoặc làm tăng các quá trình dẫn đến nồng độ axit uric cao hơn.
Các sản phẩm từ cà chua, như sốt cà chua, nước sốt và tương cà... cũng có thể chứa thêm đường và chất phụ gia, có thể làm trầm trọng thêm bệnh gout…
Một nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng cà chua là loại thực phẩm gây bệnh gout phổ biến thứ tư được báo cáo trong một mẫu gồm 2.051 người. Nghiên cứu phát hiện ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ cà chua và mức axit uric cao hơn. Tuy nhiên, dữ liệu từ các nghiên cứu trước đây lại trái ngược nhau.
2. Cách nhận biết ăn cà chua có làm bệnh gout trầm trọng hơn không?
Cách tốt nhất để biết cà chua có phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh gout hay không là loại bỏ cà chua và các sản phẩm từ cà chua trong vài tuần để xem các triệu chứng của bệnh gout có cải thiện không. Nếu cà chua là nguyên nhân khiến bệnh gout của bạn bùng phát, việc loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn uống có thể cải thiện các triệu chứng.
Hãy cân nhắc việc ghi chép chi tiết về lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể, để giúp bạn xác định nguyên nhân gây ra bệnh gout, ví dụ:
Mọi thứ bạn ăn và uống mỗi ngày
Lượng chất lỏng uống vào cơ thể
Mức độ và vị trí đau trong ngày
Thời gian ngủ
Tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung dùng hàng ngày
Tập thể dục và hoạt động hàng ngày
Tâm trạng, mức năng lượng…
Nếu bạn phát hiện các kiểu bùng phát liên quan đến chế độ ăn uống của mình, hãy cân nhắc thực hiện các thay đổi để giúp giảm các đợt bùng phát bệnh gout.
3. Cây họ cà làm tăng hay giảm viêm?
Một số người mắc bệnh viêm khớp như bệnh gout cho biết việc ăn các loại rau họ cà như cà chua, cà tím… có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, sưng và cứng khớp. Tuy nhiên, ở một số người lại cho biết những thực phẩm này thực sự giúp làm giảm các triệu chứng viêm khớp.
Những loại cây họ cà chứa một chất gọi là solanine, có thể gây trở ngại cho vi khuẩn đường ruột có lợi và gián tiếp làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể… nhưng chúng cũng chứa các chất có lợi cho tình trạng viêm (giảm viêm) như vitamin C, lycopene, chất chống oxy hóa, hóa chất thực vật và flavonoid. Điều này có thể giải thích tại sao tác dụng của chúng lại khác nhau ở người dùng.
Người ta không thấy cây họ cà có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout hoặc gây ra các đợt bùng phát bệnh gout. Tuy nhiên, Quỹ Viêm khớp khuyến cáo, những người nghi ngờ rau họ cà làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp của họ nên loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống. Giảm các loại thực phẩm này trong vài tuần để xem các triệu chứng có cải thiện không và đưa chúng trở lại từng loại một để xác định xem các triệu chứng có quay trở lại không.
4. Các thực phẩm thân thiện với người bệnh gout
Cà chua là một loại thực phẩm bổ dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người bị bệnh gout. Điều này là do cà chua giàu vitamin C và lycopene, những chất giúp loại bỏ tình trạng viêm. Bệnh gout là một tình trạng viêm, do đó việc giảm viêm có thể làm giảm các đợt bùng phát bệnh gout thay vì làm tăng chúng.
Nếu cà chua là tác nhân gây bệnh gout cho bạn, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng những thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Các loại trái cây và rau quả tốt cho bệnh gout, giàu vitamin C và/hoặc lycopene bao gồm: Măng tây, súp lơ xanh, bưởi, ổi, cải xoăn, xoài, dưa hấu…
Các loại thực phẩm có thể thay thế cà chua trong các món ăn yêu thích của bạn và có xu hướng thân thiện với bệnh gout bao gồm: Củ cải đường, ớt chuông, cà tím, bí ngòi…
Cà chua là một loại thực phẩm ít purin thường không được coi là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, nghiên cứu hạn chế cho thấy một số người báo cáo rằng cà chua gây ra cơn gout bùng phát, có thể là do các chất khác trong cà chua làm tăng nồng độ axit uric. Tuy nhiên, một số chất hữu ích trong cà chua có thể làm giảm tình trạng viêm và các triệu chứng của bệnh gout.
Ghi nhật ký thực phẩm là cách tốt nhất để biết cà chua có thể gây ra bệnh gout hay không. Nếu cà chua gây ra bệnh gout, có thể thay thế bằng các loại thực phẩm thận thiện hơn với bệnh như củ cải đường, cà tím… thay thế cho cà chua.
DS. Thu Hoài