Người đàn ông ở Nghệ An từng vớt được cây gỗ trăm tuổi: Loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam, trị giá nửa tỷ đồng

Người đàn ông ở Nghệ An từng vớt được cây gỗ trăm tuổi: Loại gỗ có nguy cơ tuyệt chủng của Việt Nam, trị giá nửa tỷ đồng
2 giờ trướcBài gốc
Trước đó, vào tháng 8/2018, huyện Kỳ Sơn xảy ra mưa lũ lớn do ảnh hưởng của bão. Khi mưa lũ rút xảy ra tình trạng gỗ, củi, đồ đạc của người dân trôi dạt vào bờ sông. Trong đó, nổi bật là việc ông Lô Văn Duyên (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) vớt được cây gỗ sa mu dầu quý hiếm có tuổi đời hàng trăm năm.
Khúc gỗ sa mu dầu được vớt giữa dòng nước lũ ở Nghệ An (nguồn Internet)
Cụ thể, vào khoảng 6 giờ sáng 20/8/2018, ông Lô Văn Duyên cùng hàng xóm đang đi thể dục thì phát hiện có một cây gỗ bị lũ cuốn trôi dạt vào bờ sông gần nhà. Khi xuống tận nơi, ông Duyên phát hiện đó là cây gỗ sa mu dầu. Cây gỗ này cao khoảng 12-15m, bán kính 60cm, đường kính khoảng 180cm, có tuổi đời cả trăm năm.
Theo thông tin từ người dân địa phương, tại thời điểm đó, cây gỗ sa mu dầu trên được nhiều thương lái ngỏ lời mua, có người trả giá 300 triệu đồng nhưng ông Duyên chưa có ý định bán. Trong khi đó, có ý kiến định giá cây gỗ quý hiếm lên tới 500 triệu đồng.
Cây sa mu dầu có tên khoa học Cunninghamia konishii Hayata, thuộc họ Hoàng đàn bộ Thông. Nó còn có tên gọi khác như Sa mộc dầu, mạy lâng lênh, mạy lung linh, sa mộc quế phong.
Ảnh: Nguồn Internet
Sa mu dầu là loài cây thân gỗ lá kim, có thể cao tới 40m hoặc hơn. Đường kính thân trung bình 80cm. Cây sa mu dầu lớn nhất được ghi nhận cao tới 50m, đường kính thân tới 5.5m với tuổi đời 1500 năm (thông tin chưa xác nhận). Tuổi đời trung bình của sa mu dầu cũng khá cao, khoảng 800 năm.
Gỗ sa mu là loại gỗ quý thuộc nhóm I trong danh sách các nhóm gỗ Việt Nam. Đây là loại gỗ có mùi thơm nhẹ, lõi cây màu vàng đậm hoặc có cây thì màu đỏ nhạt, thớ gỗ thẳng, cực kì bền và đẹp, chống mối mọt rất tốt. Không chỉ có màu sắc đẹp, vân gỗ rõ nét mà gỗ sa mu còn có mùi thơm cực kì dễ chịu, có sức khéo và sức uốn cong cao, dễ cưa xẻ, bào trơn và đánh bóng.
Ảnh: Nguồn Internet
Sa mu dầu trên thế giới được xếp vào nhóm loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng do diện tích quần thể bị suy giảm quá 50% và liên tục. Riêng sa mu dầu tại Việt nam cũng được xếp vào loài sắp bị tuyệt chủng theo Nghị định 160/213/NĐ-CP.
Ảnh: Nguồn Internet
Sa mu dầu được tìm thấy rất nhiều ở Đài Loan và phía Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam mới phát hiện một số cá thể ở Nghệ An (Quế Phong: núi Phu Hoạt, Quỳ Châu: Bù Huống, núi Pha Cà Tủn).
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nguoi-dan-ong-o-nghe-an-tung-vot-duoc-cay-go-tram-tuoi-loai-go-co-nguy-co-tuyet-chung-cua-viet-nam-tri-gia-nua-ty-dong/20241025020934013