Người mẹ nào thuộc 6 kiểu tính cách này sẽ khiến tương lai con mờ mịt

Người mẹ nào thuộc 6 kiểu tính cách này sẽ khiến tương lai con mờ mịt
5 giờ trướcBài gốc
Vì tác động của người mẹ lên thế giới quan của trẻ rất lớn nên nếu họ có tính xấu, điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới con cái.
Dưới đây là một số tính cách của người mẹ tác động tiêu cực tới con mình:
1. Người mẹ nóng nảy, ưa bạo lực, tính khí thất thường
Trong lúc bực dọc, nhiều người mẹ thường nói với con: "Mày có nhanh lên không, đừng rề rà nữa, có tin tao sẽ cho mày một trận đòn nếu... ".
Những người mẹ như thế luôn sẵn sàng áp dụng trừng phạt với đứa trẻ khi nó phạm lỗi, hay không đáp ứng yêu cầu của bố mẹ.
Thực tế cho thấy, phụ huynh nóng nảy, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng, khi đến trường lớp sẽ hay đánh bạn, ở nhà lại bắt nạt anh chị em, hàng xóm.
Khi không được đáp ứng nhu cầu, nó sẽ không ngừng gào thét, khóc lóc, cho tới khi được dỗ dành, chiều theo mong muốn.
Người mẹ nóng nảy thường có quan điểm bảo thủ, luôn đòi hỏi đứa trẻ và thậm chí bạo lực với con để con tuân thủ theo mình.
Tuy nhiên, bạn quên rằng trẻ nhỏ cũng có nhân cách, ý tưởng riêng, việc áp đặt quan điểm của mình vào con chỉ khiến bé dễ nổi loạn, chống đối.
Giải pháp cho mẹ nóng tính: Điều bạn cần làm là kiên nhẫn, kiềm chế, không được dùng roi vọt hay lời nặng nề áp đặt lên con, đừng quên rằng thứ con cần là sự đồng hành và quan tâm.
Thay vì đặt ra cho con nhiều yêu cầu, hãy bắt đầu từ những yêu cầu tối thiểu, giúp con có thể đạt kết quả tốt.
Khi trẻ đạt được thành quả công việc, tâm trạng mẹ cũng trở nên dễ chịu hơn.
Người mẹ nóng nảy thường có quan điểm bảo thủ, luôn đòi hỏi đứa trẻ và thậm chí bạo lực với con để con tuân thủ theo mình. Ảnh minh họa
2. Người mẹ bảo thủ
Một số người mẹ quá bảo thủ và mạnh mẽ, họ luôn muốn "nắm chắc" con mình trong tay.
Bất kể vấn đề nào đi chăng nữa, họ cũng sẽ tự làm, thay con quyết định và thường lấy lý do "mẹ làm tất cả vì con".
Lớn lên trong một môi trường như vậy, một số trẻ sẽ bao dung và chấp nhận mọi sự sắp đặt của mẹ.
Có thể chúng sẽ nghĩ "tại sao mình phải lãng phí thời gian và tâm trí để đưa ra quyết định khi có mẹ đã lo liệu tất cả".
Còn những đứa trẻ khác sẽ có tâm lý phản kháng, chúng sẽ nghĩ "tại sao không để con tự quyết định, đây là cuộc sống của con, tại sao mẹ lại cứ thích can thiệp, con thích đối đầu với mẹ, dù có thua cũng cảm thấy vui".
Dưới sức mạnh của người mẹ, dù đứa trẻ có phản kháng tới đâu thì cuối cùng chúng cũng phải ngoan ngoãn nghe theo yêu cầu của mẹ.
Theo thời gian, trẻ sẽ dần trở nên kém cỏi và yếu ớt không thể chống chọi lại khó khăn.
3. Người mẹ nghiện thú vui độc hại
Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn rằng con họ nghiện các thiết bị điện tử nhưng thực tế vấn đề thường nằm ở chính họ; nhiều thói quen xấu khác ở trẻ cũng vậy.
Nhà giáo dục người Nhật Yukichi Fukuzawa từng nói: "Gia đình là trường dạy thói quen, cha mẹ là thầy dạy thói quen". Mọi thói quen ở trẻ dù tốt hay xấu đều có bóng dáng của cha mẹ.
Con cái luôn quan sát cách hành xử của cha mẹ và học hỏi từ đó. Hành động đúng đắn có tính chất làm gương quan trọng hơn những lời dạy bảo sáo rỗng.
Chính qua cách hành xử của cha mẹ, con cái có những khái niệm đầu tiên về nhân cách, về những giá trị cần được đề cao.
Khi người mẹ sa đà vào các thú vui của riêng mình, ví dụ như mạng xã hội, game, cờ bạc... và không có bất cứ động lực, đam mê nào khác trong đời sống, con cái cũng không tránh khỏi việc bị những thói xấu ấy gây ảnh hưởng.
Đặc biệt đối với những đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cha mẹ chơi cờ bạc từ thuở bé sẽ rất dễ trở thành những tay cá độ, cờ bạc thứ thiệt khi trưởng thành.
Giải pháp cho những cha mẹ sa đà vào sở thích riêng: Phải dần dần từ bỏ những thói quen xấu ấy và thể hiện bản thân một cách tích cực hơn trước mặt trẻ, cho trẻ một ví dụ tốt, nếu muốn con phát triển toàn diện.
Khi người mẹ sa đà vào các thú vui của riêng mình, ví dụ như mạng xã hội, game, cờ bạc... và không có bất cứ động lực, đam mê nào khác trong đời sống, con cái cũng không tránh khỏi việc bị những thói xấu ấy gây ảnh hưởng. Ảnh minh họa
4. Người mẹ thích can thiệp vào mọi thứ
Phần lớn việc chăm sóc con cái do người mẹ đảm trách. Tuy nhiên, đó cũng là lý do khiến một số người mẹ kiểm soát con cái quá mức, thích can thiệp vào mọi thứ liên quan tới con mình.
Tất cả những gì con cái làm đều có sự giám sát, can thiệp, quyết định của người mẹ.
Điều này dẫn tới hệ lụy là trẻ không có khả năng suy nghĩ, không biết phán đoán hay tự đưa ra quyết định.
Có những đứa trẻ đã trở nên ỷ lại, không suy nghĩ gì cả, chờ mẹ "cầm tay chỉ việc" trong mọi thứ.
Một số bà mẹ không cho con tự ăn vì sợ con đau bụng, không cho con buộc dây giày vì thấy xấu, không cho con qua đường bản thân vì sợ gặp nguy hiểm.
Nếu mẹ kiểm soát quá nhiều, con cái sẽ mất đi tính độc lập. Nếu mẹ quá nghiêm khắc, con cái sẽ dễ nổi loạn và chống đối cha mẹ.
Ngoài ra, một số bà mẹ tuy là ở nhà nội trợ nhưng buộc chồng con phải nghe lời mình răm rắp.
Họ cho rằng, mình là người có quyền lực nhất trong gia đình, là người có tiếng nói cuối cùng trong mọi việc, cuộc sống gia đình quá ngột ngạt dễ nảy sinh mâu thuẫn không tốt cho con cái.
5. Người mẹ quá tiết kiệm
Một số bà mẹ cho rằng, con cái là cả cuộc đời của họ. Họ có thể hy sinh mọi thứ, không dám ăn uống, dành hết mọi thứ cho con. Điều này khiến họ rất keo kiệt với bản thân và tằn tiện trong cuộc sống.
Người mẹ cứ nghĩ làm như vậy con cái sẽ biết ơn mình nhưng ngược lại trẻ chỉ thấy khó chịu, thậm chí nghĩ mẹ mình quá hà tiện.
Việc chứng kiến mẹ mình sống khổ sở, chắt chiu mọi thứ, khiến trẻ trở nên tự ti, không thể ngẩng cao đầu tự tin trước các bạn cùng lớp. Trong tâm trí của trẻ, chúng luôn thấy mình thật kém cỏi.
Việc chứng kiến mẹ mình sống khổ sở, chắt chiu mọi thứ, khiến trẻ trở nên tự ti, không thể ngẩng cao đầu tự tin trước các bạn cùng lớp. Ảnh minh họa
6. Người mẹ luộm thuộm, nhếch nhác
Có một cô gái là sinh viên đại học, tuy là con gái nhưng lại nhếch nhác hơn cả bọn con trai.
Cô ghét việc giặt giũ, nấu nướng, tóc tai hiếm khi gội, áo quần dồn đống không chịu giặt bốc mùi hôi.
Không thể chịu được tình cảnh này, người bạn cùng phòng ký túc xá đã phàn nàn với ban quản lý, yêu cầu cô ấy phải chuyển đi nơi khác.
Sau này, mọi người mới biết được, cô ấy như vậy là do có một người mẹ luộm nhuộm. Có thể nói rằng, cô ấy chính là bản sao của mẹ mình.
Người mẹ cẩu thả ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Nếu con cái không được mẹ chú trọng dạy dỗ việc sống gọn gàng, sạch sẽ từ khi còn nhỏ, khi lớn lên chúng sẽ sống trong một môi trường bẩn thỉu, bừa bộn.
Vì vậy cuộc sống và công việc có thể bận rộn nhưng chúng ta vẫn nên làm những việc cơ bản nhất là sạch sẽ.
Nếu người mẹ thích sạch sẽ, con cái cũng có thể hình thành thói quen sinh hoạt tốt. Nếu trẻ ăn mặc gọn gàng, chúng sẽ tự tin hơn khi bước đi trước mặt người khác.
Tường Vy (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-me-nao-thuoc-6-kieu-tinh-cach-nay-se-khien-tuong-lai-con-mo-mit-172250224125312242.htm