Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Saint Petersburg được khánh thành nhân kỷ niệm 100 năm sự kiện Bác Hồ đến nước Nga. (Ảnh: TTXVN tại LB Nga).
Trước đó, ngày 30/6/2023, kỷ niệm 100 năm sự kiện Bác Hồ đến nước Nga Xô Viết, được sự đồng thuận của hai nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga, chính quyền thành phố Saint Petersburg đã quyết định dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại nơi giao cắt giữa Đại lộ Khai Sáng và phố Hồ Chí Minh, quận Vyborgsky. Saint Petersburg là thành phố kết nghĩa với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác. Đây là công trình tượng thứ năm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Liên bang Nga.
Quảng trường Hồ Chí Minh nằm bên cạnh phố Hồ Chí Minh, được đặt tên này từ năm 1978. Quảng trường cũng nằm cạnh Tượng đài Hồ Chí Minh được khánh thành năm 2023 nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ đặt chân đến nước Nga. Như vậy tại Saint Peterburg từ nay có một quần thể mang tên vị Chủ tịch đầu tiên của Việt Nam gồm phố Hồ Chí Minh, Quảng trường Hồ Chí Minh, tượng đài Hồ Chí Minh.
Những công trình văn hóa tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đất nước Nga không chỉ thể hiện lòng kính trọng sâu sắc của nhân dân Nga với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là minh chứng cho tình hữu nghị và hợp tác bền chặt giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Saint Petersburg là thành phố kết nghĩa với thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác.
Kiến trúc sư vĩ đại của tình hữu nghị Việt - Nga
Theo tư liệu từ chuyên mục “Hiện vật kể chuyện” của Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm sự kiện Bác Hồ đến nước Nga, ngày 30 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) đã lần đầu tiên đặt chân đến nước Nga Xô Viết - quê hương của Cách mạng Tháng Mười, trung tâm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Vào thời điểm đó, năm 1923, đất nước Liên Xô vẫn còn ngập tràn khí thế chiến thắng của Cách mạng Tháng Mười. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị rất kỹ cho hành trình này, từ nghiên cứu tình hình đến tạo điều kiện thuận lợi và đánh lạc hướng sự theo dõi gắt gao của mật thám Pháp. Để có thể đến được Liên Xô, Người đã đi hai chặng đường. Chặng thứ nhất từ Pháp sang Đức bằng tàu hỏa. Chặng thứ hai, từ Đức sang Liên Xô bằng tàu thủy.
Nguồn: Báo QĐND
Thực hiện Chỉ thị số 78/CT-BQP ngày 9/4/2025 của Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại tại Liên bang Nga (9/5/1945 - 9/5/2025), 68 quân nhân của Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Matxcơva của Nga vào ngày 9/5/2025.
Lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng đầu tiên trên Quảng trường Đỏ diễn ra ngày 24/6/1945. Để kỷ niệm và ghi nhớ chiến thắng hào hùng của nhân dân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Lễ duyệt binh thường được tổ chức ở Thủ đô Moskva cũng như tại các thành phố lớn, nơi đặt trụ sở chính của các lực lượng vũ trang Nga. Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong số ít lực lượng vũ trang nước ngoài được phía Nga mời cử đội danh dự tham gia đội hình duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít 9/5/1945 - 9/5/2025 tại Quảng trường Đỏ, Thủ đô Moskva. Và chính nơi đây, vào ngày 7/11/1941 có 7 chiến sĩ Việt Nam đã có mặt trong cuộc duyệt binh lịch sử trên Quảng trường Điện Kremlin và họ cùng với Hồng quân Xô Viết tiến thẳng ra mặt trận ngay sau cuộc duyệt binh, chiến đấu, đánh đuổi phát xít Đức để có ngày chiến thắng lịch sử trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 9/5/1945. Cách đây 68 năm về trước, ngày 7/11/1957, cũng tại Quảng trường Đỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên trong Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam dự cuộc mít tinh và duyệt binh do Trung ương Đảng Cộng sản, Chính phủ Liên Xô tổ chức kỷ niệm lần thứ 40 Cách mạng Tháng Mười thắng lợi.
Để bảo đảm bí mật, Người dùng tên mới là “Chen Vang”, với tấm thẻ thông hành cũng mang tên này. Cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc đã đặt chân đến cảng Petrograd, Liên Xô, nay là thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga, vùng đất mà Người luôn mong mỏi được đến, nơi Người mong được gặp Lênin vĩ đại và nhiều nhà hoạt động cộng sản quốc tế.
Đối với Nguyễn Ái Quốc, việc đến được nước Nga là một bước ngoặt lịch sử trong sự nghiệp cách mạng. Sau này, Người từng kể lại: “Từ khi nghe tin cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, Bác đã có ý định đi Nga, mặc dù chưa hiểu hết ý nghĩa to lớn của cuộc cách mạng ấy…. Một hôm, được Đảng Cộng sản Pháp gọi đến, bảo: “Đồng chí sẽ được đi dự Đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản với danh nghĩa là đại biểu dân tộc thuộc địa”. Tin ấy khiến Bác rất sung sướng”.
Tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã có những năm tháng hoạt động cách mạng rất sôi nổi và hạnh phúc. Người tham gia Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân (tháng 10/1923); Đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản (tháng 6/1924); Đại hội lần thứ tư Quốc tế Cộng sản Thanh niên (tháng 6/1924); Đại hội lần thứ ba Quốc tế Công đoàn. Trên tất cả các diễn đàn, với tư cách là một chiến sĩ cộng sản, Người đã kiên trì bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối của Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười.
Bác Hồ với Lênin
Cũng theo tư liệu từ chuyên mục “Hiện vật kể chuyện” của Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 153 năm Ngày sinh lãnh tụ Lênin (22/4/1870 - 22/4/2023), lãnh tụ Lênin trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và vì hòa bình, độc lập, tự do của các dân tộc.
Sự gặp gỡ giữa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Lênin là một cuộc gặp lịch sử, mang tính quyết định với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Sau ba năm bôn ba khắp các châu lục, vừa lao động kiếm sống, vừa hoạt động trong các phong trào cách mạng, tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, đăng trên Báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Người đã tìm thấy con đường cứu nước, cứu dân. Đó chính là con đường cách mạng vô sản.
Tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp cuối năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Người hướng về Lênin, vị lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười Nga, như hướng về ngôi sao dẫn đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Liên Xô. Ngay sau khi Lênin từ trần vào tháng 1/1924, Người đã viết bài: “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên Báo Sự thật số ra ngày 27 tháng 1 năm 1924, với những dòng xúc động: “Khi còn sống, Người là cha, là thầy học, là đồng chí và là cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.”
Trong thời gian học tập và hoạt động tại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm xuất sắc về Lênin và Cách mạng Tháng Mười, tiêu biểu là cuốn “Đường Kách Mệnh” năm 1927. Trong đó, Người khẳng định: “…Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục viết nhiều bài về Lênin để giáo dục cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Đặc biệt, bài viết “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin” đăng trên Báo Nhân Dân ngày 22 tháng 4 năm 1960, kể lại quá trình hoạt động thực tiễn và chuyển biến tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, với khẳng định sâu sắc: chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và Nhân dân Việt Nam, không những là “cẩm nang” thần kỳ, không những là “kim chỉ nam”, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (bài viết nói trên hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với không gian trưng bày 3D về cuộc đời và sự nghiệp của Lênin, giới thiệu trên trang web của Bảo tàng Hồ Chí Minh).
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, Đảng ta đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh đạo Nhân dân Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội.
Theo tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh, ngày 12/11/2013, Tổng thống Nga V. Putin trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, ông đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết trong sổ lưu niệm: “Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.
Cụm tượng gồm 3 bức tượng khắc họa hình ảnh các chiến sĩ Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất trong trang phục Hồng quân Liên Xô. (Ảnh: PV TTXVN tại LB Nga)
Ngày 12/8/2024, tại công viên Yêu nước (Patriot) ở ngoại ô Thủ đô Moskva, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tham dự Lễ khánh thành tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô Moskva trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945). Trong giai đoạn 1926 - 1930, một số thanh niên Việt Nam yêu nước được đồng chí Nguyễn Ái Quốc tức Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu đến Moskva học tập. Khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, các đồng chí đã tình nguyện gia nhập Trung đoàn quốc tế thuộc Lữ đoàn đặc nhiệm Bộ binh cơ giới (OMSBON) của Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô tham gia trận chiến bảo vệ Thủ đô Moskva. Mùa đông năm 1941 - 1942, các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Moskva và cùng quân dân Xô viết đánh bật phát xít Đức ra khỏi cửa ngõ Moskva. Ba đồng chí là Lý Nam Thanh, Lý Anh Tạo, Lý Thúc Chất đã hy sinh tại mặt trận. Năm 1986, Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô đã truy tặng Huân chương, Huy chương cao quý đối với các chiến sĩ này.
Hồng Minh