Hằng năm, vào dịp 27/7, nhiều cựu chiến binh và người dân đã đến các nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương tưởng nhớ những người lính đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. (Ảnh THÀNH NAM)
Hằng năm, vào tháng 7 - tháng tri ân, trên khắp cả nước diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, các phần tử chống đối và cơ hội chính trị ra sức đẩy mạnh các hoạt động vu khống, xuyên tạc chủ trương, và người có công với cách mạng, từ đó chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Quan sát trên thực tế cho thấy, hoạt động chống phá, xuyên tạc về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng của các thế lực thù địch vẫn dựa trên những chiêu bài cũ nhưng đã được “tân trang”, làm mới một cách tinh vi, xảo quyệt hơn.
Dựa trên những thay đổi trong việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang quyết liệt triển khai, các đối tượng lớn tiếng đưa “thư ngỏ”, “góp ý”, “kiến nghị” trên mạng xã hội với nội dung chiến tranh đã lùi xa từ lâu rồi, vì thế “nên xóa bỏ các chế độ phụ cấp thờ cúng liệt sĩ”, “nên dồn các nghĩa trang liệt sĩ". Đồng thời cho rằng "việc thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công là một gánh nặng cho nền kinh tế”...
Tinh vi hơn, một số đối tượng còn lợi dụng việc đề cập về các nghĩa trang liệt sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nghĩa trang liệt sĩ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lập lờ lồng thêm cái gọi là nghĩa trang của “quân lực Việt Nam cộng hòa” để ra sức tuyên truyền “đất nước được giải phóng là do công sức của toàn dân tộc chứ không riêng gì thương binh, liệt sĩ”, rồi quy kết Đảng và Nhà nước ta đã “phân biệt đối xử”.
Trắng trợn hơn, gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội, một số trang web phản động, kênh YouTube, Facebook của các cá nhân, tổ chức chống phá ở nước ngoài liên tục đăng tải những nội dung bóp méo chủ trương, chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng của Việt Nam.
Các đối tượng cố tình gán ghép những khó khăn trong giải quyết hồ sơ người có công, hay một vài trường hợp trục lợi chính sách để vu khống rằng “chính sách đãi ngộ người có công chỉ mang tính hình thức”, “thương binh không được quan tâm đúng mức”, hay nặng nề hơn là “Đảng, Nhà nước bỏ rơi thương binh, liệt sĩ”.
Một số bài viết, video núp bóng “phản ánh thực trạng” nhưng thực chất là lợi dụng một vài vụ việc cá biệt, chưa được xử lý triệt để hoặc chậm trễ trong thực thi chính sách để quy kết, vu cáo, xuyên tạc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng. Đồng thời lợi dụng một số vụ tranh chấp đất đai, khiếu kiện, mâu thuẫn cá nhân để gán ghép thành sự “phân biệt đối xử” giữa các nhóm người có công hoặc giữa người có công và các đối tượng khác trong xã hội.
Thủ đoạn của chúng là cố tình trích dẫn một chiều các thông tin, che giấu bối cảnh đầy đủ, lược bỏ các chính sách, chương trình đã và đang được triển khai, chỉ chọn ra các lát cắt tiêu cực, trường hợp cá biệt rồi quy kết thành “thực trạng phổ biến”, gieo rắc tâm lý hoài nghi, bất mãn, bức xúc trong một bộ phận nhân dân. Có thể khẳng định đó hoàn toàn là những luận điệu xuyên tạc lịch sử và đi ngược với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trong gần một thế kỷ qua là lịch sử đấu tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Trong cuộc chiến đấu này, đã có rất nhiều người con ưu tú của dân tộc hy sinh, nhiều người mất đi một phần thân thể, nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo...
Ngay trong những năm đầu kháng chiến, dù điều kiện vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 20/SL ngày 16/2/1947 quy định chế độ hưu bổng thương tật, tử sĩ - chính là tiền đề cho chính sách người có công ngày nay. Đến năm 1947, Người chỉ đạo chọn ngày 27/7 làm Ngày Thương binh toàn quốc - khẳng định rõ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” được thể chế hóa bằng chính sách cụ thể của Nhà nước.
Cho đến hiện tại, pháp luật Việt Nam đã xác lập một hệ thống chính sách toàn diện, nhất quán và liên tục hoàn thiện nhằm chăm sóc, hỗ trợ, tạo điều kiện để người có công và thân nhân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp. Đặc biệt, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, đã đánh dấu bước phát triển quan trọng về mặt pháp lý trong việc xác lập quyền lợi, nghĩa vụ và chính sách ưu đãi với 12 nhóm đối tượng người có công. Cùng với đó là các văn bản hướng dẫn đồng bộ, tạo hành lang pháp lý vững chắc và minh bạch.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (cũ), tính đến cuối năm 2024 cả nước có hơn 9,2 triệu người có công với cách mạng, trong đó có khoảng 1,25 triệu người đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Riêng trong năm 2024, ngân sách Nhà nước đã dành hơn 36.000 tỷ đồng để chi trả trợ cấp ưu đãi người có công, trong đó hơn 21.000 tỷ đồng chi trả trợ cấp thường xuyên, còn lạilàchitrảmộtlần,hỗtrơỵtế, nhà ở, giáo dục, đào tạo nghề...
Cùng với đó, đã trở thành một phong trào lan tỏa rộng khắp, không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là lương tri và nghĩa tình của toàn xã hội. Điều này không chỉ là biểu hiện cụ thể của đạo lý dân tộc mà còn thể hiện sâu sắc bản chất tốt đẹp của chế độ ta: Lấy nhân dân làm gốc, lấy sự cống hiến làm nền tảng để ghi nhận, tri ân, đền đáp xứng đáng. Nếu nhìn một cách toàn diện và khách quan, có thể thấy chính sách người có công ở Việt Nam thuộc nhóm chính sách xã hội tiên tiến hàng đầu trong khu vực.
Dẫu rằng, trong quá trình thực thi chính sách người có công, vẫn còn tồn tại một số sai phạm, tiêu cực hoặc cán bộ thiếu trách nhiệm, gây khó khăn trong giải quyết chế độ. Tuy nhiên, cần thấy rõ đây chỉ là những hiện tượng cá biệt, đã và đang được xử lý nghiêm minh. Không thể lấy những "con sâu" đó để phủ nhận cả hệ thống chính sách nhân văn, trách nhiệm và những nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Đặc biệt, cần nhận thấy rõ luận điệu “việc thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công là một gánh nặng cho nền kinh tế, cho những địa phương có nhiều đối tượng chính sách” mà một số cá nhân, tổ chức chống phá rêu rao là hết sức thâm độc. Đó không chỉ là sự phủ nhận thành quả, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đối với những người có công với đất nước, mà còn mưu đồ xóa bỏ phẩm chất, truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc.
Thực tế những năm qua, ngoài nguồn lực của Nhà nước, còn có rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân tự nguyện tri ân, chăm lo các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Không chỉ vào dịp 27/7 mà hoạt động đền ơn đáp nghĩa đã trở thành truyền thống văn hóa thường ngày đối với mọi tầng lớp nhân dân, ở khắp các vùng, miền đất nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, chế độ chăm sóc, ưu đãi được nâng lên, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng thật sự trở thành phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể thiết thực, phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Đặc biệt, “Kiến nghị” của một số đối tượng cho rằng “nên xóa bỏ, hợp nhất một số nghĩa trang liệt sĩ theo đơn vị hành chính mới sáp nhập” vừa trái với văn hóa, đạo lý dân tộc, vừa không có cơ sở bởi dù ở đâu trên đất nước Việt Nam các nghĩa trang liệt sĩ vẫn là địa chỉ để nhân dân ta tôn vinh, tri ân, giáo dục thế hệ trẻ phải sống sao cho xứng đáng với những người đã đóng góp, hy sinh vì Tổ quốc.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta chưa bao giờ lãng quên các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới cũng như các sự kiện có liên quan đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ. Càng không thể có sự “phân biệt đối xử” về chế độ, chính sách trong việc xây dựng, chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước với nghĩa trang các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu .
Cùng với việc thường xuyên quan tâm tu bổ, chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhiều địa phương trong cả nước, nhất là ở các tỉnh biên giới phía bắc đã phối hợp với các ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt sĩ như xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc gia; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số anh hùng, liệt sĩ tiêu biểu để đặt tên đường phố, trường học...
Những bài học đắt giá từ các cuộc chiến tranh, xung đột hiện nay ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia có tiềm lực quân sự giàu mạnh đã và đang đặt ra những thách thức vô cùng to lớn trong việc giữ vững ổn định cũng như bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Điều đó càng chứng minh quan điểm, chủ trương, đường lối, đối sách của Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có công tác đền ơn đáp nghĩa là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì thế, mỗi người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác trước các chiêu trò, luận điệu xuyên tạc, kích động để không mắc mưu các thế lực thù địch, phần tử xấu.
Đặc biệt, cần kiên quyết đấu tranh với chiêu trò nhân danh, lợi dụng vấn đề thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng để phục vụ mưu đồ chính trị, chống phá đất nước, phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc. Những hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là đi ngược với đạo lý, truyền thống dân tộc, xúc phạm các thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng - những người đã tự nguyện hiến dâng cuộc sống, hy sinh máu xương vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
ĐỖ PHÚ THỌ