1. Pompeii (Ý). Pompeii bị chôn vùi bởi tro núi lửa sau vụ phun trào núi Vesuvius năm 79 CN. Các cuộc khai quật từ thế kỷ 18 đã phát hiện hàng trăm hài cốt, trong đó có các thi thể bị mắc kẹt trong tư thế chạy trốn. Lớp tro đã bảo tồn các chi tiết của cơ thể, quần áo, và cả tư thế đau đớn, giúp tái hiện cuộc sống và thảm kịch tại thành phố này. Ảnh: Pinterest.
2. Herculaneum (Ý). Cùng chịu thảm họa từ núi Vesuvius như Pompeii, Herculaneum được phát hiện vào thế kỷ 18. Vào năm 1982, hơn 300 hài cốt được tìm thấy gần bờ biển, cho thấy họ cố gắng chạy trốn bằng đường biển. Những bộ xương này cung cấp thông tin về sức khỏe, chế độ ăn uống và cấu trúc xã hội của cư dân La Mã cổ đại. Ảnh: Pinterest.
3. Mohenjo-daro (Pakistan). Mohenjo-daro có niên đại khoảng năm 2600–1900 TCN, là một trong những đô thị cổ nhất thế giới, được phát hiện vào năm 1922. Nhiều hài cốt nằm rải rác trong các khu vực sinh hoạt và đường phố, cho thấy khả năng thành phố bị bỏ hoang sau một thảm họa như xâm lược hoặc thiên tai. Ảnh: Pinterest.
4. Tenochtitlán (Mexico). Nằm ở TP Mexico ngày nay, thủ đô Tenochtitlán của người Aztec hưng thịnh vào những năm 1325–1521. Năm 2015, các nhà khảo cổ phát hiện Huey Tzompantli – một cấu trúc lớn chứa hàng ngàn đầu lâu, chứng minh sự hiện diện của các nghi lễ hiến tế ở Tenochtitlán thời cổ. Ảnh: Pinterest.
5. London (Anh). Tại London, các cuộc khai quật đã tìm thấy hài cốt từ thời La Mã, bao gồm những người lính, phụ nữ, và trẻ em. Năm 2013, khi xây dựng tuyến đường sắt Crossrail, một ngôi mộ tập thể chứa hơn 25 bộ hài cốt nạn nhân của Đại dịch Cái chết Đen (thế kỷ 14) cũng được phát hiện. Ảnh: Pinterest.
6. Alexandria (Ai Cập). Nhiều quan tài đá và hài cốt được phát hiện tại Alexandria, trong đó có các hài cốt từ tầng lớp quý tộc thời kỳ Hy Lạp – La Mã (331 TCN–395 CN). Những di tích này phản ánh đời sống phong phú của thành phố cổ nổi tiếng với Thư viện Alexandria. Ảnh: Pinterest.
7. Troy (Thổ Nhĩ Kỳ). Việc khám phá các ngôi mộ và hài cốt ở Troy giúp hiểu rõ hơn về cư dân và các cuộc chiến liên tiếp tàn phá thành phố cổ Hy Lạp này. Troy nổi tiếng nhờ sử thi Iliad của Homer, và các phát hiện khảo cổ đã cung cấp bằng chứng lịch sử thực tế về thành phố huyền thoại này. Ảnh: Pinterest.
8. Carthage (Tunisia). Nhiều hài cốt trẻ em được phát hiện tại các khu vực tế lễ tại di tích Carthage, cho thấy cư dân thành phố có thể thực hiện nghi thức hiến tế trẻ em vào khoảng năm 800 TCN–146 TCN. Những phát hiện này đã gây tranh cãi về văn hóa và tín ngưỡng của Carthage. Ảnh: Pinterest.
9. Teotihuacán (Mexico). Tại khu vực Đền Mặt Trời và Đền Rắn Lông (Quetzalcoatl) ở Teotihuacán, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hài cốt người hiến tế, bao gồm chiến binh và nô lệ, minh chứng cho nghi lễ tôn giáo quan trọng của cư dân nền văn minh này khoảng năm 100–650. Ảnh: Pinterest.
10. Mycenae (Hy Lạp). Các ngôi mộ tập thể và hài cốt hoàng gia được phát hiện trong các "mộ hầm tổ ong là minh chứng cho sự giàu có và quyền lực của nền văn minh Mycenaem, hưng thịnh khoảng năm 1600–1100 TCN. Ảnh: Pinterest.
T.B (tổng hợp)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-vu-phat-lo-hai-cot-co-xua-chan-dong-lich-su-2055203.html