Phạm Thị Thanh Hương (SBD 225), nữ doanh nhân đến từ Phú Thọ đã xuất sắc giành ngôi vị Hoa hậu Đại sứ, một trong những danh hiệu cao quý nhất của Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình 2025.
Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, thí sinh Phạm Thị Thanh Hương (SBD 225), nữ doanh nhân đến từ Phú Thọ đã xuất sắc giành ngôi vị Hoa hậu Đại sứ, một trong những danh hiệu cao quý nhất của Hoa hậu Doanh nhân Hòa bình 2025.
Không chỉ tỏa sáng với thần thái bản lĩnh và vẻ đẹp đậm chất Á Đông, cô còn chinh phục Ban Giám khảo để mang về giải thưởng phụ Người đẹp Áo dài, khẳng định phong cách thanh lịch và đậm đà bản sắc Việt. Hiện tại, Thanh Hương đang là CEO 2 công ty TNHH Buromax Phú Thọ và Việt Nam, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ xây dựng và sản xuất, cung ứng nội thất văn phòng và trường học.
Thí sinh đến từ đất Tổ nhận được câu hỏi chung từ Chủ tịch Miss Business World tại Mỹ - Đặng Gia Bena: “Nếu chỉ được truyền tải một thông điệp duy nhất với tư cách là Tân Hoa hậu thì bạn sẽ chọn điều gì để góp phần lan tỏa những điều tốt đẹp cho xã hội”. Thí sinh Phạm Thị Thanh Hương không ngần ngại trả lời: “Là một nữ doanh nhân, tôi thấu hiểu rằng phía sau mỗi thành công đều là những tháng ngày lặng lẽ hy sinh và nỗ lực không ngừng. Nhưng chính những điều tưởng như nhỏ bé ấy lại góp phần tạo nên những giá trị lớn lao. Tôi luôn tin rằng, mỗi doanh nghiệp – dù lớn hay nhỏ – đều là một viên gạch trong nền móng phát triển của đất nước. Và nếu mỗi viên gạch ấy được xây dựng bằng đạo đức vững chắc, bằng tâm huyết và trách nhiệm, chúng ta sẽ cùng nhau dựng nên một xã hội không chỉ giàu có về kinh tế, mà còn giàu có về lòng nhân ái, sự văn minh và bền vững. Tôi mong rằng, cộng đồng doanh nghiệp Việt sẽ không ngừng lan tỏa điều tử tế, cùng nhau xây dựng một thương hiệu quốc gia giàu bản sắc, kiêu hãnh sánh vai với bạn bè quốc tế”.
Chia sẻ với báo chí ngay sau khi vừa đăng quang, doanh nhân Phạm Thị Thanh Hương không giấu được xúc động: “Khoảnh khắc tên tôi được xướng lên, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc không chỉ cho riêng mình, mà còn là sự tri ân sâu sắc dành cho tập thể những người đã âm thầm đồng hành, hỗ trợ tôi trong suốt hành trình vừa qua. Với tôi, danh hiệu Hoa hậu Đại sứ không chỉ là một chiếc vương miện – đó là một sứ mệnh. Tôi mong muốn trở thành cầu nối lan tỏa hình ảnh nữ doanh nhân Việt Nam bản lĩnh, tử tế và luôn sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng. Tôi sẽ nỗ lực không ngừng để xứng đáng với niềm tin yêu mà Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và công chúng đã trao gửi”.
Nữ CEO duyên dáng trong trang phục dạ hội
Hiện tại, chị Phạm Thị Thanh Hương đang đảm nhiệm vai trò CEO của hai doanh nghiệp: Công ty TNHH Buromax tại Hàn Quốc – đơn vị có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đồ gỗ xây dựng, và Công ty TNHH Buromax Phú Thọ tại Việt Nam – nhà máy đặt tại Cụm công nghiệp Hợp Hải – Kinh Kệ, chuyên cung ứng nội thất văn phòng và nội thất trường học. Việc điều hành song song hai thị trường Hàn Quốc – Việt Nam là một thử thách lớn, nhất là với một nữ doanh nhân trong lĩnh vực vốn được xem là “lãnh địa của phái mạnh”. Tuy nhiên, chị Thanh Hương vẫn kiên cường chèo lái doanh nghiệp, từng bước khẳng định vị thế trên thương trường quốc tế. Chị thừa nhận: “Có những lúc tôi tưởng như không thể tiếp tục, nhưng chính niềm tin của đối tác, của đội ngũ và của khách hàng đã giúp tôi bước tiếp. Tôi tin rằng, chỉ cần làm bằng tâm – thì sản phẩm sẽ đến được trái tim người dùng, dù là ở bất kỳ thị trường nào”.
Trong lĩnh vực xuất khẩu nội thất, chị Thanh Hương cũng thẳng thắn chia sẻ những khó khăn đặc thù: chi phí nguyên liệu đầu vào liên tục biến động, cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp lớn và rào cản về công nghệ sản xuất xanh – sạch – bền vững. Nhưng thay vì chùn bước, chị chủ động tiếp cận giải pháp số hóa quy trình, ứng dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc và tăng cường tương tác trực tuyến với hệ thống đại lý toàn quốc. Đó không chỉ là chiến lược thích ứng, mà còn là cách chị đưa doanh nghiệp Việt tiến gần hơn với tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm ổn định cho người lao động ở địa phương. Với chị, mỗi sản phẩm nội thất không đơn thuần là một món hàng – mà là một lát cắt của văn hóa sống, một phần phẩm giá người làm nghề và là tiếng nói của doanh nghiệp Việt trên bản đồ kinh tế thế giới.
TP