Phong trào 'Bình dân học vụ số': Triển khai các sáng kiến đi sâu, đi sát vào quần chúng

Phong trào 'Bình dân học vụ số': Triển khai các sáng kiến đi sâu, đi sát vào quần chúng
11 giờ trướcBài gốc
Mô hình “Chợ số - Nông thôn số”: Đào tạo tiểu thương, nông dân và người dân khu vực nông thôn qua mô hình học tập 4T. Ảnh minh họa: IT
Phong trào "Bình dân học vụ số" tiếp tục triển khai các hoạt động lan tỏa cộng đồng
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số", trong đó một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Kế hoạch là triển khai các mô hình, phong trào lan tỏa kỹ năng số cho cộng đồng.
Mạng lưới “Đại sứ số”: Xây dựng mạng lưới “Đại sứ số” để phổ cập kỹ năng số cho cộng đồng qua mô hình Người hướng dẫn (mentor) - Người học (mentee). Mỗi “mentor” hướng dẫn kỹ năng số cho ít nhất 5 "mentee". Mỗi phường, xã bố trí ít nhất một nhân sự hỗ trợ, hướng dẫn khi người dân đến làm thủ tục hành chính nhưng không đủ kỹ năng thao tác trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Phong trào “Gia đình số”: Mỗi hộ gia đình có ít nhất một thành viên tham gia học tập, có hiểu biết về chuyển đổi số, kỹ năng số, sử dụng được nền tảng, dịch vụ số và hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình.
Mô hình “Chợ số - Nông thôn số”: Đào tạo tiểu thương, nông dân và người dân khu vực nông thôn qua mô hình học tập 4T (Tiểu thương - Thương mại điện tử - Thanh toán không dùng tiền mặt - Tiết kiệm số), giúp người học nắm vững các kỹ năng, sử dụng công nghệ, nền tảng số trong công việc kinh doanh.
Mô hình “Mỗi công dân - Một danh tính số”: Bảo đảm 100% công dân từ 16 tuổi có danh tính số, hỗ trợ người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng VNeID, tài khoản ngân hàng số.
“Bình dân học vụ số" - không để ai bị bỏ lại phía sau trong hành trình chuyển đổi số
Không dừng lại ở công nghệ cao hay các nền tảng số phục vụ doanh nghiệp, “Bình dân học vụ số” hướng tới cộng đồng – những người dân bình thường, những nhóm dễ bị bỏ lại phía sau trong hành trình chuyển đổi số.
Tái hiện tinh thần của phong trào "Bình dân học vụ" năm xưa – đưa ánh sáng chữ nghĩa đến với người mù chữ – phong trào lần này mang theo khát vọng đưa kỹ năng số, tri thức số đến tận tay mọi người dân, không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay điều kiện sống.
Mô hình “Tổ công nghệ số cộng đồng”: Phát huy cao độ vai trò, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng đã được thành lập trong triển khai thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số” với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người”, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những nơi có điều kiện khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm mọi người dân đều được phổ cập kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số.
Chiến dịch Thanh niên chung tay phổ cập kỹ năng số: Các cơ sở đoàn tại địa phương trên cả nước thực hiện chiến dịch thường xuyên theo chuyên đề riêng hoặc lồng ghép vào hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, Tổ thanh niên chuyển đổi số. Thanh niên tình nguyện tổ chức các lớp, nhóm hướng dẫn cho người dân cách thức cài đặt, sử dụng các phần mềm, ứng dụng, sản phẩm, dịch vụ số.
Câu khẩu hiệu "Đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người" là một trong những phương châm của đội ngũ tình nguyện viên thực hiện triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Việc triển khai các mô hình lan tỏa kỹ năng số là chìa khóa để người dân không chỉ tiếp cận công nghệ, mà còn làm chủ nó, ứng dụng vào đời sống và sinh kế. Đó là nền móng cho một xã hội số toàn diện, công bằng và nhân văn – nơi không ai bị đứng ngoài cuộc.
Quang Minh
Nguồn Công dân & Khuyến học : https://congdankhuyenhoc.vn/phong-trao-binh-dan-hoc-vu-so-trien-khai-cac-sang-kien-di-sau-di-sat-vao-quan-chung-17925050116021361.htm