Rủi ro khi doanh nghiệp cho vay với hạn mức quá cao

Rủi ro khi doanh nghiệp cho vay với hạn mức quá cao
một ngày trướcBài gốc
Cũng trong ngày 26/12, SHN cũng công bố nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường. Đại hội đồng cổ đông bất thường này đã thông qua việc cho một khách hàng là Nhiệt điện Thăng Long nợ tiền hàng với số tiền nợ tối đa 2.800 tỷ đồng. Đây cũng là khách hàng nợ SHN hơn 2.000 tỷ đồng tính đến cuối quý 2 và vừa trả bớt quá nửa trong quý 3 vừa qua. Như vậy, vừa trả bớt nợ SHN lại thông qua nghị quyết cho đối tác nợ thêm và số tiền còn cao hơn.
Việc doanh nghiệp cho cá nhân vay số tiền khổng lồ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt khi cổ đông, những người chủ thực sự của công ty còn không biết cá nhân đó là ai, hay đối tác kia làm gì.
Những giao dịch như vậy về luật là không sai. Trong quá trình kinh doanh, dòng tiền chạy qua chạy lại là bình thường. Nhưng việc công bố thông tin của một doanh nghiệp cần được minh bạch hơn nữa. Ví dụ quyết định cho vay đối với một cá nhân, cần được chỉ rõ cá nhân đó là ai, có quan hệ như thế nào với doanh nghiệp.
Nghị quyết Hội đồng quản trị cho thấy khoản cho vay có lãi suất 8%. Tức là mức lãi cho vay thông thường tại các nhà băng. Vậy, tại sao cá nhân đó tìm vay từ một doanh nghiệp, mà không phải từ một ngân hàng thương mại? Và liệu việc thu hồi có khả thi không?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng như các cơ quan quản lý đang nỗ lực kiến tạo một thị trường chứng khoán minh bạch, nhằm bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ. Qua đó, tạo niềm tin cho thị trường, thu hút vốn đầu tư từ các quỹ ngoại.
Gần đây Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã bắt đầu ra án phạt một loạt doanh nghiệp với lý do giấu lỗ, tức là kết quả kinh doanh trong báo cáo tự lập chênh lệch lớn so với báo cáo kiểm toán, mà cụ thể báo cáo kiểm toán báo lỗ, trong khi báo cáo tự lập vẫn có lãi, hoặc lỗ ít hơn.
Một loạt động thái mới cho thấy các cơ quan chức năng đang nỗ lực lớn để làm trong sạch thị trường. Đặc biệt trong tình hình vốn ngoại đang rút khỏi thị trường chứng khoán niêm yết ngày càng mạnh mẽ.
Vậy, những giao dịch tiềm ẩn rủi ro đối với cổ đông như trường hợp của SHN, cần được yêu cầu giải trình chi tiết. Đó là cách nhà nước bảo vệ thị trường, bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Tương tự với trường hợp FLC Faros, giờ đã là một đại án điển hình trong lĩnh vực chứng khoán. Để chuẩn bị cho việc niêm yết, công ty đã liên tục đóng tiền tăng vốn điều lệ, rồi rút ra qua các hoạt động ủy thác, xoay vòng nhiều lần. Đáng lưu ý, tất cả những giao dịch bất minh này, đều được chỉ rõ trong báo cáo tài chính của FLC Faros. Tuy nhiên, cơ quan quản lý không có bất kỳ động thái nào, mà vẫn để công ty này lên sàn với hàng nghìn tỷ đồng vốn ảo.
Là nhà đầu tư, mọi người cần hết sức thận trọng khi có quyết định mua bán cổ phiếu của các doanh nghiệp như vậy. Việc doanh nghiệp cho cá nhân vay, hay cho một đối tác chậm trả số tiền khổng lồ qua nhiều đợt là hợp pháp. Tuy nhiên việc cho vay cần được giải trình minh bạch, rõ ràng.
Đỗ Quang Minh
Nguồn Hà Nội TV : https://hanoionline.vn/rui-ro-khi-doanh-nghiep-cho-vay-voi-han-muc-qua-cao-291595.htm