Sau khi nhà Tần suy tàn, đội quân hùng mạnh của họ vì sao bỗng dưng biến mất đầy bí ẩn?

Sau khi nhà Tần suy tàn, đội quân hùng mạnh của họ vì sao bỗng dưng biến mất đầy bí ẩn?
6 giờ trướcBài gốc
Ảnh minh họa.
Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc là kết quả của việc quét sạch sáu nước còn lại. Trong thời kỳ vũ khí lạnh, chiến tranh ngoài việc phụ thuộc vào nghệ thuật chỉ huy của tướng lĩnh, còn cần đến số lượng quân đội. Nhà Tần cuối cùng thống nhất được lục quốc, không thể không nói rằng đội quân của Tần Thủy Hoàng rất mạnh mẽ.
Theo các tài liệu lịch sử, quân đội nhà Tần chủ yếu đóng quân tại vùng Quan Trung và Hàm Dương, bao gồm cả bộ binh và kỵ binh, chịu trách nhiệm bảo vệ hoàng gia. Ngoài ra, 400.000 binh lính dưới sự chỉ huy của Mông Điềm đóng tại Trường Thành để đối phó với Hung Nô. Ở khu vực Lĩnh Nam, 500.000 quân chủ yếu là bộ binh nhẹ phân bố tại Quảng Đông, Quảng Tây và Phúc Kiến. Tổng cộng, nhà Tần sở hữu hơn 2 triệu binh sĩ – lực lượng từng góp phần tạo nên sự thống nhất lịch sử của Trung Quốc. Nhưng sau khi nhà Tần diệt vong, những đội quân này đã đi đâu?
Các nhà sử học đã đưa ra bốn kịch bản chính giải thích cho sự biến mất của đội quân nhà Tần:
1. Hy sinh trên chiến trường
Khi các cuộc khởi nghĩa như Trần Thắng - Ngô Quảng và Hạng Lương bùng nổ, nhiều binh lính nhà Tần đã tử trận khi bảo vệ đất nước. Nghĩa quân của Trần Thắng và Ngô Quảng từng tiêu diệt hơn 200.000 quân Tần tại Khai Phong và Lạc Dương. Hạng Vũ, nổi tiếng với việc tàn sát, cũng hủy diệt hàng vạn binh lính nhà Tần khi tiến đánh Quan Đông và Lạc Dương. Những tổn thất nặng nề này khiến quân đội nhà Tần suy yếu nghiêm trọng.
2. Phản bội và đầu hàng
Nhiều binh sĩ nhà Tần, trước áp lực từ các cuộc khởi nghĩa và tình trạng bất ổn, đã lựa chọn phản bội hoặc đầu hàng. Trong bối cảnh thiên hạ đại loạn, Tần Nhị Thế điều động binh lính ở Ninh Hạ và Thiểm Tây để đối phó giặc, nhưng quân đội ở các vùng khác như Sơn Tây và Hà Bắc lại quay sang đầu hàng hoặc tự tổ chức chống lại triều đình.
3. Giữ trung lập
Một số lực lượng quân đội không tham gia vào cuộc chiến, cũng không trung thành với triều đình. Tiêu biểu là Triệu Đà, sau này trở thành Nam Việt Vương. Trong khi Lưu Bang và Hạng Vũ tranh hùng, Triệu Đà giữ thái độ trung lập, sau đó tận dụng cơ hội kiểm soát Lĩnh Nam và tự xưng vương.
4. Biến mất không dấu vết
Ngoài những nhóm quân kể trên, một bộ phận quân đội nhà Tần dường như biến mất khỏi sử sách. Có khả năng họ đã ẩn danh, hòa nhập vào đời sống thường dân hoặc di cư đến các khu vực xa xôi, không để lại dấu vết trong lịch sử.
Những bài học lịch sử
Nếu nhà Tần có thể tập hợp và điều động toàn bộ lực lượng quân đội để đàn áp các cuộc khởi nghĩa, đế chế này có lẽ đã không sụp đổ nhanh chóng. Tuy nhiên, chính sách cai trị bạo ngược, hà khắc của nhà Tần đã khiến lòng dân oán thán, dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Sự biến mất của đội quân từng vang danh lịch sử không chỉ là một bí ẩn, mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của lòng dân trong việc duy trì một triều đại.
Như Ý (sohu)
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/sau-khi-nha-tan-suy-tan-doi-quan-hung-manh-cua-ho-vi-sao-bong-dung-bien-mat-day-bi-an/20250118080806542