Khinh hạm 30FFM với khả năng tàng hình cao và vũ khí mạnh mẽ giúp nâng cao sức mạnh chiến đấu cho lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Con tàu được lắp đặt cảm biến, vũ khí, thử nghiệm và bàn giao cho Lực lượng phòng vệ biển (JMSDF) vào năm 2021.
Khinh hạm 30FFM có thiết kế hiện đại với khả năng tàng hình cao, phần lớn vũ khí và cảm biến được lắp bên trong thân tàu để giảm mặt cắt radar. Khinh hạm 30FFM được thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, tác chiến đối hải, đối không và chống ngầm.
Tàu có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp trong biên đội tàu. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đóng mới 22 khinh hạm 30FFM. 8 tàu đã được ký hợp đồng với MHI với tốc độ đóng mới 2 tàu mỗi năm.
Con tàu có chiều dài 130m, rộng 16m, trọng lượng không tải khi hạ thủy là 3.900 tấn, 5.500 tấn khi đầy tải. Tàu được trang bị pháo 127 mm, 14 ống phóng thẳng đứng Mk41.
Tàu 30FFM có hai trạm vũ khí điều khiển từ xa, một hệ thống tên lửa hải đối không tầm thấp SeaRam, 8 tên lửa chống hạm Type-17 với tầm bắn tới 400km và hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm Type-12. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng SH-60.
Hai trạm vũ khí điều khiển từ xa, một hệ thống tên lửa hải đối không tầm thấp SeaRam, 8 tên lửa chống hạm Type-17 với tầm bắn tới 400 km. Hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm Type-12. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng SH-60.
Hai cụm phóng ngư lôi chống ngầm Type-12. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng SH-60.
Ngoài hệ thống vũ khi tối tân, con tàu được trang bị radar quét mạng pha điện tử (AESA) OPY-2, cảm biến quang điện OAX-3EO, sonar phát hiện tàu ngầm NEC OQQ-25.
Đuôi tàu có một khoang riêng để triển khai và thu hồi tàu ngầm không người lái. Con tàu có thể có thể đạt tốc độ trên 30 hải lý/giờ, với khả năng tự động hóa cao con tàu chỉ cần thủy thủ đoàn là 90 người.
Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel và tuabin khí (CODAG) có thể đạt tốc độ trên 30 hải lý/giờ. Do được thiết kế tự động hóa nên thủy thủ đoàn chỉ còn khoảng 90 người.
Hãng chế tạo cho biết khinh hạm 30FFM phải đạt các tiêu chí, khả năng tàng hình cao, tốc độ và cơ động nhanh, giảm thủy thủ đoàn, cùng tính năng triển khai và thu hồi phương tiện không người lái dưới nước.
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản kỳ vọng, khinh hạm 30FFM sẽ thay thế dần cho tàu khu trục lớp Asagiri và tàu hộ tống lớp Abukuma trong biên chế JMSDF.
Mặc dù kích thước của khinh hạm 30FFM có phần thua kém các khu trục hạm, tuy nhiên sức chiến đấu lại đạt sức mạnh tương đương tàu khu trục lớp Akizuki mới được đưa vào trực chiến từ năm 2012. Chính vì thế đây được coi là một trong những khinh hạm mạnh nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Twitter/Hirotoshi, Navalnews, Marinelog).
Mời độc giả xem thêm video: Cận cảnh dàn vũ khí khủng Wagner chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga.
P.V (Tổng hợp)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/quan-su/sieu-chien-ham-tang-hinh-30ffm-nhat-ban-khung-co-nao-2069947.html