Sinh vật cực nhỏ bất ngờ hồi sinh sau 24 nghìn năm đóng băng

Sinh vật cực nhỏ bất ngờ hồi sinh sau 24 nghìn năm đóng băng
4 giờ trướcBài gốc
Cách đây ba năm trước, các nhà khoa học Nga đã tìm thấy một loài sinh vật nằm trong một lõi đất đóng băng được khai thác từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia bằng giàn khoan. Loài sinh vật này được gọi là luân trùng Bdelloid - động vật vi sinh đa bào sống trong môi trường nước ngọt và đã tồn tại trên Trái Đất khoảng 50 triệu năm.
Sau phát hiện này, các nhà nghiên cứu ngay lập tức sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ nhằm xác định rằng sinh vật mà họ thu hồi được từ lớp băng vĩnh cửu đã khoảng 24 nghìn năm tuổi. Tiếp theo các nhà nghiên cứu chọn môi trường phù hợp, đặt một mẩu đất vào đĩa cạn để luân trùng đông cứng có thể hồi sinh.
Khi loài sinh vật này rã đông sống lại đã bắt đầu di chuyển, luân trùng sau đó đã tạo ra các bản sao mang hệ gene giống hệt chúng qua việc sinh sản vô tính thông nhờ trinh sản. Kết quả thí nghiệm khiến các nhà khoa học không thể phân biệt giữa luân trùng cổ đại và con mới chào đời, vì chúng giống nhau về bộ gene.
Trước đây, các nhà khoa học phát hiện sinh vật này ở phiên bản hiện đại có thể đông cứng tới -20 độ C, và sở hữu khả năng hồi sinh sau 10 năm. Ảnh: Sưu tầm
Sức sống mạnh mẽ của loài sinh vật này khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ. Ảnh: Sưu tầm
Khi sinh vật này được hồi sinh thành công, có ý kiến cho rằng cơ chế này có thể thử nghiệm qua thí nghiệm bảo quản đông lạnh với tế bào, mô và nội tạng con người. Tuy nhiên theo bà Stas Malavin - nhà nghiên cứu ở Viện hóa lý và vấn đề sinh học trong đất tại Pushchino, Nga cho biết rất khó có khả năng các dạng sống lớn hơn có thể sống sót khi bị đóng băng theo cách này.
"Điều rút ra được là một sinh vật đa bào có thể được đông lạnh trong hàng nghìn năm rồi sau đó sống lại - như một giấc mơ của nhiều nhà văn viễn tưởng. Còn đương nhiên, sinh vật càng phức tạp thì càng khó để bảo quản nó bằng cách đông lạnh rồi hồi sinh. Đối với động vật có vú, điều này hiện không thể thực hiện được", bà cho biết.
Bà Malavin nói rằng phần lớn luân trùng sống ở môi trường nước thường xuyên đóng băng hoặc khô hạn. Để sinh tồn và tiến hóa, sinh vật này sử dụng trạng thái ngừng chuyển hóa chất (cryptobiosis). Luân trùng còn có cơ chế bảo vệ tế bào trước phân tử có hại, sửa chữa tổn thương ADN. Khi điều kiện sống trở nên tốt hơn, sinh vật nhỏ sẽ phục hồi từ trạng thái cryptobiosis, ngừng trao đổi chất và tích lũy một số hợp chất như protein chaperone.
Phương Vy
Nguồn SaoStar : https://saostar.vn/giai-tri/sinh-vat-cuc-nho-bat-ngo-hoi-sinh-sau-24-nghin-nam-dong-bang-202410101518195465.html