Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, Hoa Đà là phương sĩ, thầy thuốc cuối thời Đông Hán. Ông cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 đại danh y của Trung Quốc cổ đại.
Ảnh minh họa
Cũng theo "Tam quốc diễn nghĩa” và truyền thuyết dân gian, Tào Tháo mắc bệnh đau đầu nên cho mời Hoa Đà đến chữa trị cho mình. Nhờ có tay nghề châm cứu cao siêu nên Hoa Đà chỉ cần một vài mũi kim đã làm dịu được cơn đau đầu của Tào Tháo. Nhưng đáng tiếc, dù đã cố gắng hết sức nhưng Hoa Đà lại không hoàn toàn chữa khỏi được cho Tào Tháo.
Sau khi chữa bệnh được một khoảng thời gian, Hoa Đà vô cùng nhớ gia đình nên xin Tào Tháo cho nghỉ, nói rằng mình muốn về nhà lấy thuốc, nhưng sau khi về nhà lại không muốn trở lại, liên tục báo với Tào Tháo rằng vợ mình mắc bệnh.
Tào Tháo nhiều lần viết thư tìm Hoa Đà, ông vẫn cứ từ chối quay về bên cạnh Tào Tháo. Cuối cùng, Tào Tháo cũng nổi cơn thịnh nộ, phái người đi điều tra xem rốt cuộc vợ của Hoa Đà có mắc bệnh hay không, nếu mang bệnh thật thì sẽ ban cho Hoa Đà được nghỉ thêm, nếu là giả thì sẽ bắt Hoa Đà tống vào ngục. Vậy là Hoa Đà bị bắt, Tào Tháo cho tra tấn Hoa Đà dã man và xử tội chết. Cho dù Huân Vũ can ngăn cũng là vô ích.
Trong lịch sử, sau khi lên nắm quyền, tham vọng của Tào Tháo ngày không thể kiểm soát được. Thậm chí, Tào Tháo còn thành lập cơ quan tình báo đặc biệt để kiểm soát thế lực và điều tra những người chống đối mình. Tương truyền “Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến” ra đời như vậy.
Trong mắt Tào Tháo, Hoa Đà chỉ là một người dân tầm thường, sao có thể tự phụ như vậy? Vậy nên đối với Tào Tháo, việc giết Hoa Đà cũng giống như giết một con kiến. Hoa Đà chỉ là một trong vô số những linh hồn vô tội chết dưới lưỡi dao đồ tể của Tào Tháo. Tất nhiên, Tào Tháo trong lịch sử cuối cùng đã hối hận vì đã giết Hoa Đà, đồng thời vẫn tiếc nuối khi đứa con út yêu quý của mình mắc bệnh nan y mà không có ai cứu chữa.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo