Chế độ hưu trí là một trong những chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi. Ảnh: Baochinhphu.vn
Thông tin trên được TS Nguyễn Huy Khoa, Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn cho biết tại cuộc đối thoại giữa người lao động do công đoàn cơ sở tổ chức, TTXVN đưa tin.
Theo ông Khoa, chế độ hưu trí là một trong những chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có sự khác biệt trong cách tính lương hưu giữa hai khu vực này.
Cụ thể, ở khu vực nhà nước, lương cơ bản thường tăng theo thâm niên và hệ số. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp, tiền lương chủ yếu được tính theo năng suất và hiệu quả lao động.
Do vậy, nếu lương hưu được tính dựa trên một số năm cuối cùng của thời gian làm việc, có người sẽ được lơịnhưng cũng có nhiều người sẽ thiệt hơn, nhất là khi thu nhập thực tế không ổn định.
Với người lao động làm việc theo bảng lương nhà nước, cách tính lương hưu phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Cụ thể:
Trước năm 1995: tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.
Từ năm 1995 đến hết 2000: bình quân của 6 năm cuối.
Từ năm 2001 đến hết 2006: bình quân của 8 năm cuối.
Từ năm 2007 đến hết 2015: bình quân của 10 năm cuối.
Từ năm 2016 đến hết 2019: bình quân của 15 năm cuối.
Từ năm 2020 đến hết 2024: bình quân của 20 năm cuối.
Từ năm 2025 trở đi: tính bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH.
Với người lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, cách tính lương hưu cũng sẽ tương tự kể từ năm 2025, tức là tính theo bình quân toàn bộ thời gian tham gia BHXH.
Qua các lần sửa đổi luật BHXH và gần đây nhất là Luật BHXH 2024 có hiệu lực từ 1-7, tiến tới việc đồng bộ giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước về cách thức đóng và hưởng BHXH là xu hướng chung. Điều này nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và bền vững cho hệ thống an sinh xã hội.
Thu Trà