Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng
8 giờ trướcBài gốc
Khi bước vào Sảnh thiên thạch của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, bạn sẽ phải đối mặt với một "con quái vật", nó có tên là Ahnighito. Ảnh: @Flickr.
Thực chất, đây mảnh vỡ lớn nhất của thiên thạch Innaanganeq (còn được gọi là Thiên thạch Cape York), nó nặng đến mức các giá đỡ của bệ đỡ phải cắm vào nền đá bên dưới tòa nhà bảo tàng, giúp giữ cho nó luôn ở trạng thái ổn định. Ảnh: @amnh.
Với trọng lượng 34 tấn, Ahnighito là một trong những mảnh vỡ thiên thạch lớn nhất mà giới khoa học biết đến. Ảnh: @Flickr.
Nó là phần giữa của một thiên thạch từng bị vỡ ra và có tuổi đời gần bằng Mặt Trời, có niên đại khoảng 4,5 tỷ năm. Ảnh: @Popular Mechanics.
Thiên thạch Innaanganeq đã bay vòng quanh không gian và cho đến khoảng 10.000 năm trước, nó đã đâm vào Trái Đất, vỡ ra và các mảnh vỡ hạ cánh khẩn cấp tại nơi mà hiện nay là Greenland. Ảnh: @Getty.
Nhiều mảnh vỡ Thiên thạch Innaanganeq được tìm thấy nổi trên bề mặt, trong khi một số khác bị chôn vùi dưới băng, một phần các mảnh vỡ nhỏ hơn đã bay ngược lại vào bầu khí quyển sau cú va chạm. Ảnh: @iStock.
Ngày Thiên thạch Innaanganeq rơi vẫn còn gây tranh cãi, nhưng có khả năng là trong vài nghìn năm trở lại đây. Người Inughuit (người Inuit bản địa) đã biết đến mảnh vỡ thiên thạch này trong nhiều thế kỷ, và họ sử dụng Ahnighito như một nguồn sắt thiên thạch để làm công cụ. Ảnh: @Depositphotos.
Người nước ngoài đầu tiên tìm đến thiên thạch này là Robert Peary vào năm 1894, với sự hỗ trợ của những người hướng dẫn là người Inuit bản địa. Ảnh: @Greg.
“Nó được tìm thấy ở Greenland, trên Mũi York của Greenland”, Jack Ashby - Trợ lý Giám đốc Bảo tàng Động vật học thuộc Đại học Cambridge nói với tờ IFLScience. Ảnh: @Posterazzi.
Có hai giả thuyết đang được đưa ra: Một là, Thiên thạch Innaanganeq rơi xuống một nơi không xác định ở Greenland, nhưng được các sông băng mang đến vị trí hiện tại của chúng. Hai là, chúng rơi trực tiếp ngay tại nơi chúng được tìm thấy, sau khi các sông băng đã rút lui. Ảnh: @Wikipedia.
Vận chuyển thiên thạch nặng 34 tấn từ Greenland đến New York chỉ là một nửa của chặng đường khó khăn, vì khi mảnh vỡ thiên thạch đã đến được bảo tàng, vấn đề tiếp theo cần cân nhắc là làm sao để đặt nó trong một tòa nhà mà không làm phá hủy tòa nhà đó. Ảnh: @Wikipedia.
Để khắc phục điều này, một bệ đỡ đã được xây dựng, bằng các thanh dầm đóng vào nền đá bên dưới tòa nhà bảo tàng, nghĩa là trọng lượng của thiên thạch không đổ trực tiếp trên sàn tòa nhà, mà nằm trên cấu trúc bệ đỡ đóng thẳng xuống nền đá. Ảnh: @amnh.
Thiên Đăng (Theo iflscience))
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/tan-muc-manh-vo-thien-thach-34-tan-sung-sung-trong-bao-tang-post1541608.html