Các nhà khảo cổ học đến từ Bảo tàng Khảo cổ học London đã khai quật được tàn tích của một chiếc cối xay gió thời trung cổ có hào nước bao quanh, trong quá trình cải tạo dự án Đường cao tốc quốc gia A428 Black Cat đến Caxton Gibbet ở Bedfordshire, nước Anh. Ảnh: @Bảo tàng Khảo cổ học London.
Được biết, chiếc cối xay gió này có niên đại từ năm 1066 đến năm 1485 trong thời kỳ trung cổ. Ảnh: @Bảo tàng Khảo cổ học London.
Cối xay gió này từng là biểu tượng quyền lực của lãnh chúa địa phương, cũng đóng vai trò là biểu tượng của một trung tâm xay ngũ cốc quan trọng. Ảnh: @Bảo tàng Khảo cổ học London.
Tàn tích chiếc cối xay gió trung cổ này nằm trên vùng đất cao được bao phủ bởi đất nông nghiệp, có hào nước lớn bao quanh. Trong thời trung cổ, dân làng trả tiền thuê đất canh tác nông nghiệp, tiền thuê chiếc cối xay gió này để xay ngũ cốc. Tất cả loại tiền thuê này đều phải gửi đến cho lãnh chúa địa phương. Ảnh: @Bảo tàng Khảo cổ học London.
Có thể thấy, chiếc cối xay gió này là một kỳ quan kỹ thuật quan trọng vào thời trung cổ, biết tận dụng sức gió giúp xay ngũ cốc hiệu quả. Ảnh: @Tripadvisor.
Theo các nhà khảo cổ học đến từ Bảo tàng Khảo cổ học London, người xay ngũ cốc đổ những bao ngũ cốc nặng vào bộ phận tựa như chiếc phễu. Chiếc phễu này sẽ đưa hạt ngũ cốc vào giữa cấu trúc cối xay. Ảnh: @Bảo tàng Khảo cổ học London.
Có một phiến đá được gọi là đá chạy, được chuyển động bằng các bánh răng gắn vào trụ giữa của cối xay gió có liên kết với các cánh quạt quay tròn trong gió. Ảnh: @Debbie Hodge.
Có thể thấy, quy trình phức tạp này làm nổi bật kỹ năng và sự khéo léo của của những người thời trung cổ, khi biết tận dụng sức gió để xay ngũ cốc. Ảnh: @iStock.
Bên cạnh việc tìm thấy vết tích cối xay gió, các chuyên gia khảo cổ học còn tìm thấy rất nhiều hiện vật, bao gồm mảnh gốm, xương động vật, đinh sắt, công cụ nông nghiệp và thân tẩu thuốc lá bằng đất sét. Ảnh: @Medievalists.
Thiên Đăng (Theo Archaeologymag)