Tập huấn sử dụng và khai thác phần mềm RiceMore

Tập huấn sử dụng và khai thác phần mềm RiceMore
2 giờ trướcBài gốc
Quang cảnh lớp tập huấn.
Tham dự có lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố; các cán bộ phụ trách theo dõi, báo cáo tình hình sản xuất lúa tại địa phương.
RiceMore được xây dựng với sự hợp tác giữa Cục Trồng trọt (DCP), Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê (DST)-Bộ Nông nghiệp và PTNT và Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) nhằm hỗ trợ công tác theo dõi, quản lý và chỉ đạo sản xuất lúa. RiceMore cho phép hệ thống hóa và lưu trữ dữ liệu về sản xuất lúa, được cập nhật hàng tuần thông qua mạng lưới cán bộ địa phương từ cấp xã. Dữ liệu được liên kết với hệ thống thông tin địa lý và các lớp thông tin khác giúp lập kế hoạch sản xuất, ứng phó thiên tai và dịch hại thuận lợi hơn.
Với tính năng nêu trên, RiceMore giúp việc đồng bộ hóa các thông tin sản xuất trên nền tảng Website và Mobie App để thay thế cơ chế báo cáo thủ công đang áp dụng.
Tại buổi tập huấn, đại biểu được các giảng viên từ Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI), Cục Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và BVTV Hải Phòng hướng dẫn cụ thể các thao tác cập nhật vào trang quản lý hệ thống, danh mục cơ sở dữ liệu (thời vụ, giống lúa, loại giống, thiên tai, sâu bệnh); các nội dung báo cáo tình hình sản xuất (tiến độ xuống giống, thu hoạch, cơ giới hóa, sử dụng kỹ thuật, thiệt hại sản xuất); phương pháp tổng hợp các dữ liệu, quản lý bản đồ vùng sản xuất… Với giao diện trực quan của hệ thống và những điểm tương đồng với các yêu cầu báo cáo hiện tại giúp người tham gia dễ dàng nắm bắt các chức năng của RiceMore.
Việc triển khai thực hiện RiceMore có thể trao quyền cho các cán bộ nông nghiệp ở nhiều cấp độ khác nhau (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) theo dõi tiến độ sản xuất lúa với độ chính xác, kịp thời và chính xác về không gian địa lý. Bằng cách sử dụng dữ liệu của hệ thống, cơ quan chuyên môn có thể dự báo xu hướng sản xuất một cách hiệu quả, đưa ra hướng dẫn cho nông dân để cải thiện các biện pháp canh tác, giảm chi phí và cuối cùng là tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.
Lớp tập huấn góp phần từng bước số hóa trong việc theo dõi và báo cáo tình hình sản xuất lúa, số hóa ngành nông nghiệp Ninh Bình trong thời gian tới.
Nguyễn Lựu
Nguồn Ninh Bình : https://baoninhbinh.org.vn/tap-huan-su-dung-va-khai-thac-phan-mem-ricemore-159781.htm