Tàu chở LNG phá băng đầu tiên hoàn thành thử nghiệm

Tàu chở LNG phá băng đầu tiên hoàn thành thử nghiệm
một ngày trướcBài gốc
Nga tiếp tục củng cố vị thế của mình trên thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu, bất chấp áp lực trừng phạt từ phương Tây.
Theo báo cáo, tàu chở LNG phá băng thế hệ mới đầu tiên mang tên Alexey Kosygin, được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Zvezda, đã hoàn tất thử nghiệm và quay trở lại Vịnh Bolshoy Kamen. Ngoài ra 4 tàu tương tự đã được hạ thủy và đang trong tình trạng sẵn sàng cao.
Tàu phá băng loại này được thiết kế để vận chuyển LNG được sản xuất tại các nhà máy ở Bắc Cực, cho phép Nga đa dạng hóa các tuyến cung cấp và giảm sự phụ thuộc vào đường ống truyền thống.
Chiếc tàu chở dầu mới dài 300 mét, rộng gần 49 mét và có sức chứa hơn 172 nghìn mét khối và có cấp phá băng Arc7, cho phép tàu vượt qua lớp băng dày hơn 2 mét mà không cần sự hỗ trợ của tàu phá băng chuyên dụng.
Dự án này là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển các công nghệ mà trước đây chỉ có ở một số ít quốc gia. Ban đầu, Nga dự định sẽ cùng đóng những con tàu này với Hàn Quốc. Tuy nhiên những lệnh trừng phạt của phương Tây đã chấm dứt sự hợp tác nói trên.
May mắn thay, Liên bang Nga đã bắt đầu thay thế dần hàng nhập khẩu ngay cả trước khi áp dụng các lệnh trừng phạt chưa từng có. Cụ thể, một nhà máy sản xuất chân vịt lái và hệ thống đẩy điện đã được xây dựng tại xưởng đóng tàu Zvezda.
Nhiệm vụ quan trọng vẫn là phát triển công nghệ riêng về bồn chứa khí lạnh để lưu trữ LNG - vốn trước đây do các nhà sản xuất nước ngoài cung cấp. Giới truyền thông biết rằng hai tàu chở khí đầu tiên được trang bị hệ thống màng bọc Mark III nhập khẩu; tuy nhiên tiếp theo Nga cần tự chế tạo hệ thống của riêng mình.
Tàu chở LNG phá băng thế hệ mới Alexey Kosygin là phương tiện độc nhất vô nhị của Nga.
Ngoài ra theo một số thông tin, công việc nói trên hiện đã được tiến hành. Theo thông báo, công nghệ màng trong nước để lưu trữ LNG trên tàu đã được phát triển và nhận được sự chấp thuận sơ bộ từ cơ quan quản lý.
Nhưng đó không phải là tất cả, Bộ Công Thương cũng đang triển khai dự án chế tạo tàu chở khí thế hệ mới hoàn toàn nội địa. Ngoài ra báo chí biết rằng Rosatom đang phát triển Dự án 10070M của riêng mình.
Điều đáng chú ý là tất cả những con tàu trên đều có tầm quan trọng lớn trong bối cảnh nhu cầu về LNG ngày càng tăng ở Đông Á và châu Âu. Nga phải sớm có chỗ đứng trên thị trường đầy hứa hẹn này, cạnh tranh với Hoa Kỳ.
Cuối cùng, ngoài nguồn cung cấp từ nước ngoài, một phần đáng kể khí hóa lỏng cũng được lên kế hoạch sử dụng để khí hóa bán đảo Kamchatka.
Việc xây dựng tổ hợp tái khí hóa trong khu vực sẽ hoàn thành vào năm 2026, giúp loại bỏ dầu nhiên liệu và giảm gánh nặng cho môi trường.
Top 10 siêu tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Theo Reporter
Bạch Dương
Nguồn GD&TĐ : https://giaoducthoidai.vn/tau-cho-lng-pha-bang-dau-tien-hoan-thanh-thu-nghiem-post718821.html