Thường trực Ban Bí thư ngày 3/2 đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương.
Hội nghị đã công bố các quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập các Đảng bộ mới gồm Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội, Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, hợp nhất Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; quyết định về việc đổi tên Ban Kinh tế Trung ương thành Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Việc cơ bản hoàn thiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy của các cơ quan Đảng là cơ sở, tiền đề hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội, hoàn thành thắng lợi việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Từ cuối tháng 11 năm 2024, cả hệ thống chính trị đã quyết liệt triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đến nay, các cơ quan Đảng của Trung ương đã cơ bản sắp xếp xong, còn bên Quốc hội và Chính phủ đã cơ bản hoàn chỉnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Một số cơ quan Đảng Trung ương và ở địa phương đã hình thành, sắp xếp bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối.
Đây là cách làm rất mới. Bởi trước đây, các cơ quan đảng tới đại hội phải bầu, còn nay các Đảng bộ thuộc Đảng ủy khối được chỉ định. Tôi cho rằng, sắp xếp bộ máy là rất cần thiết và từ nay đến 10/2 sẽ hoàn thành theo Nghị quyết Bộ Chính trị đã đề ra.
Tôi tin rằng, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị và đi vào hoạt động sẽ mang lại hiệu quả rất thiết thực, đảm bảo các đầu mối và đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Trung ương cho tới địa phương, không còn qua cấp trung gian.
Bộ Chính trị mới đây đã có quyết định thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương, thể hiện tinh thần quyết liệt, sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua và mang ý nghĩa chính trị hết sức sâu sắc. Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh “Trung ương phải gương mẫu, các ban của Đảng phải gương mẫu và Quốc hội, Chính phủ gương mẫu”. Việc các cơ quan Đảng đi đầu sẽ là cơ sở, tiền đề quan trọng để tiếp tục hoàn thành thắng lợi việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong thời gian tới, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ, lộ trình đã đề ra, nhất là việc hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được thực hiện thần tốc với những dấu mốc chưa từng có tiền lệ với kỳ vọng như Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định: “Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước. Bảo đảm nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng không trùng với nhiệm vụ quản lý; phân biệt và quy định rõ nhiệm vụ cụ thể của các cấp lãnh đạo trong các loại hình tổ chức Đảng, tránh tình trạng bao biện làm thay, hoặc tồn tại song trùng, hình thức. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương. Quyết tâm chính trị này có ý nghĩa rất quan trọng để đất nước phát triển bứt phá, tăng tốc.
Tôi tin rằng, trên cơ sở sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội sẽ sớm hoàn thành. Việc tinh gọn bộ máy lần này thực chất là đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, hiệu quả và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng; tăng cường tổ chức lại, tái cấu trúc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta một cách triệt để và khoa học. Kiện toàn tổ chức bộ máy thực chất là làm rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, từng lĩnh vực, từng đơn vị. Từ đó khắc phục được tình trạng giao thoa, chồng lấn, một việc nhiều người nhúng tay vào nhưng không ai quyết định, chờ đợi nhau, dẫn đến chậm trễ, mất thời cơ, hiệu quả thấp.
Sắp xếp bộ máy tinh gọn và nâng cao hiệu quả quản trị công không chỉ là một nhiệm vụ cấp bách mà còn là chiến lược mang tính sống còn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số. Đây là mục tiêu lớn đã được Tổng Bí thư Tô Lâm và hệ thống chính trị xác định rõ trong lộ trình cải cách và thực tế cho thấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực này.
Cơ chế phân cấp, phân quyền cần được thiết kế theo hướng mạnh mẽ hơn, trao quyền tự chủ lớn hơn cho các địa phương, đi kèm với trách nhiệm giải trình rõ ràng và các công cụ giám sát phù hợp. Điều này không chỉ giúp phát huy tính sáng tạo tại địa phương mà còn tạo điều kiện để các cấp chính quyền cơ sở gần gũi hơn với người dân, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ công.
Cần xây dựng một văn hóa công vụ hiện đại, lấy sự liêm chính, minh bạch và tinh thần đổi mới làm trọng tâm. Văn hóa này không chỉ tạo động lực cho cán bộ, công chức cống hiến mà còn khơi dậy sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân đối với hệ thống chính trị.
Tôi cho rằng, sắp xếp bộ máy tinh gọn và nâng cao hiệu quả quản trị công là một hành trình dài hơi, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, sự đồng thuận xã hội và nỗ lực không ngừng nghỉ. Với những thành tựu đã đạt được cùng định hướng cải cách rõ ràng, tôi tin rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng một nền hành chính hiện đại, hiệu quả và thực sự đặt lợi ích của nhân dân làm trung tâm.
Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!
Tin bài liên quan
Thấy gì từ việc một sở ở Hà Tĩnh có 91 người xin nghỉ hưu?
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Yên Bái nói gì về việc nghỉ hưu sớm?