Tháp đôi Liễu Cốc là di tích Chăm Pa độc đáo ở Việt Nam

Tháp đôi Liễu Cốc là di tích Chăm Pa độc đáo ở Việt Nam
7 giờ trướcBài gốc
Ngày 8.7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở VHTT thành phố Huế tổ chức báo cáo kết quả sơ bộ về khai quật khảo cổ giai đoạn 2 di tích quốc gia tháp đôi Liễu Cốc, phường Kim Trà, thành phố Huế
Đoàn khảo cổ đã mở 2 hố khai quật có tổng diện tíc 60m2: hố H1 ở vị trí phía bắc và đông của tháp Nam để làm rõ quy mô, kết cấu và cửa vào tháp Nam; hố H2 ở phía đông của tháp Bắc để làm rõ tiền sảnh và đường vào tháp Bắc; cùng với đó là đào 2 hố thăm dò với diện tích 6m2
Đợt khảo cổ lần 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật; trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí kiến trúc, các mảnh bia, đồ gốm men, đồ sành, đồ đất nung và các mảnh kim loại đồng.
Đặc biệt có các bia ký làm từ đá sa thạch màu xám vàng và xám xanh, có chữ Phạn khắc chìm, niên đại khoảng thế kỷ X
Các chuyên gia cho biết, đến nay tháp đôi Liễu Cốc là di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính, thông thường chỉ có 1 hoặc 3 tháp thờ chính.
Sở VHTT thành phố Huế cho biết, sẽ phối hợp với các đơn vị xây dựng phương án chi tiết để bảo tồn phát huy giá trị di tích này. Trước mắt, đề xuất làm nhà che để đảm bảo an toàn trước điều kiện thiên tai khắc nghiệt. Tháp đôi Liễu Cốc xây dựng từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X, hiện nay nhiều viên gạch, chất liệu xây dựng tháp đã bị mủn, mục. Trong ảnh là hiện trạng tháp Nam bị cây cối xâm lấn và gạch hư hại
SƠN THÙY
Nguồn Văn hóa : http://baovanhoa.vn/multimedia/thap-doi-lieu-coc-la-di-tich-cham-pa-doc-dao-o-viet-nam-150415.html