Vì sao cần dọn dẹp, thanh tịnh không gian thờ cúng cuối năm?
Dọn dẹp và thanh tịnh không gian thờ cúng cuối năm là một phong tục truyền thống mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa Việt Nam. Theo chuyên gia phong thủy, không gian thờ cúng là nơi giao thoa giữa con người và cõi tâm linh.
Thực hiện bao sái ban thờ thể hiện sự tôn kính đối với thần linh và gia tiên, củng cố sự gắn kết giữa các thế hệ khi các thành viên trong gia đình cùng thực hiện. Hơn nữa, bao sái ban thờ thường xuyên sẽ giúp không gian thờ cúng được làm sạch, loại bỏ tạp khí và tà khí, từ đó kích hoạt sinh khí và vượng khí, mang lại may mắn, bình an cho gia chủ.
Vào cuối năm, không gian thờ cúng càng cần được xem trọng vì đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều nghi lễ dịp Tết.
Ảnh minh họa
2 thời điểm lý tưởng để lau dọn ban thờ cuối năm
Theo chuyên gia phong thủy Phùng Gia, có 2 thời điểm lý tưởng để thực hiện công việc lau dọn ban thờ cuối năm.
+ Thực hiện lau dọn vào các ngày 14, 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu: Theo quan niệm dân gian, đây là những ngày sám hối, chư vị thần linh thường hoan hỉ và dễ tha thứ cho nếu như trong quá trình lau dọn gặp phải sai sót. Nếu vô tình động vào bát hương, gia chủ cũng dễ được bề trên bỏ qua, tránh được những điều xui, giúp cho không gian thờ tự được thanh tịnh.
+ Thứ hai là thực hiện lau dọn ban thờ cuối năm vào ngày Thiên Xá: Ngày được cho là Ngọc Đế khoan dung, xóa tội cho chúng sinh lầm lạc, hóa giải sát khí. Theo quan niệm, đây là thời lý tưởng để lau dọn và tu tạo lại ban thờ, giúp gia đình cầu may mắn, tài lộc, vạn sự hanh thông.
Trong 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông, những ngày Thiên Xá sẽ rơi vào những ngày khác nhau. Chi tiết nhưng ngày Thiên xá và cung vị tốt trong nhà đã được liệt kê ở trong cuốn Lịch Vạn Sự Cát Tường Ất Tỵ 2025, các gia đình có thể tham khảo để giúp cho mình lựa chọn được ngày tốt thực hiện việc lau dọn ban thờ để cầu an, đón lộc tài.
Nguyên tắc bao sái ban thờ cuối năm
* Lựa chọn thời gian đẹp để bao sái ban thờ
Việc thực hiện bao sái ban thờ, điều cần trước tiên là lựa chọn thời gian thực hiện. Khi tiến hành việc này nên lựa chọn thời gian đẹp như chia sẻ ở trên, mọi người cũng có thể lựa chọn vào các ngày Trực Trừ.
Người thực hiện bao sái ban thờ cũng cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, sắm lễ chu đáo, rồi chọn giờ đẹp để lên hương và đọc văn khấn xin phép thần linh và gia tiên rồi mới tiến hành việc bao sái.
* Chuẩn bị đồ để bao sái
Cần chuẩn bị nước ấm và khăn sạch hoặc có thể mua sẵn các loại nước thơm bao sái để tiết kiệm thời gian. Các gia đình cần tránh dùng nước lạnh, rượu, cồn…. để bao sái ban thờ.
* Thực hiện theo quy trình tuần tự
Lau dọn từ trên xuống dưới, bắt đầu từ bài vị thần linh, tiếp theo là bài vị tổ tiên và bát hương. Không xê dịch tượng thần linh hay bát hương, nếu phải xê dịch, cần làm lễ và đặt lại đúng vị trí. Khi rút tỉa chân nhang, chỉ giữ lại số lẻ (3, 5, 7, 9). Không vứt đồ thờ vào thùng rác, hãy bọc vải đỏ hoặc bỏ vào thùng kín và thả xuống sông.
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo.