Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: 'Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người'

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: 'Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người'
9 giờ trướcBài gốc
Trong các ngày từ 7 - 8/7,Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứtrưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thiCông ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ướcICCPR) tạiPhiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve, Thụy Sỹ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã có cuộc trả lời báo chí vềsự kiện quan trọng này.
PV: Thưa ông, được biết thời gian qua ViệtNam rất tích cực trong việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự vàchính trị (Công ước ICCPR), ông có thể cho biết Việt Nam tham gia Công ước nàytừ thời điểm nào?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị(Công ước ICCPR) là điều ước quốc tế đa phương quan trọng với số lượng các quốcgia tham gia đông đảo (173 quốc gia). Nội dung Công ước quy định các quyền gắnliền với các cá nhân từ khi sinh ra đến hết cuộc đời (quyền sống, quyền được bảođảm an ninh, an toàn cá nhân, quyền tự do ngôn luận, quyền lập hội, quyền tínngưỡng, tôn giáo, quyền tham gia quản lý xã hội…). Một số quyền trong Công ướcICCPR sau này được Liên hợp quốc phát triển thành những điều ước quốc tế riêngnhư quyền không bị tra tấn, quyền bình đẳng giới…. Việt Nam đã gia nhập Công ướcICCPR vào ngày 24/9/1982.
Tại Phiênđối thoại lần thứ 3 giữa Việt Nam và Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc về việc thựcthi Công ước ICCPR đã diễn ra vào ngày 11-12 tháng 3 năm 2019 tại Geneve, Thụy Sĩ, Việt Nam đã trìnhbày Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 (giai đoạn 2002-2017). Uỷban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra các khuyến nghị sau phiên đối thoại, vàViệt Nam đã có những nỗ lực trong việc thực hiện các khuyến nghị này, đồng thơìtiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và thực tiễn thực hiện các quyền dân sự,chính trị.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc (giữa), Trưởng đoàn công tác liên ngành của Việt Nam phát biểu tại phiên họp xem xét Báo cáo quốc gia lần thứ ba của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, ngày 11/3/2018 tại Geneve (Thụy Sĩ). Ảnh: Hoàng Hoa/TTXVN
PV: Xây dựng, hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Việc thựchiện chủ trương lớn này có ý nghĩa như thế nào trong việc bảo vệ và thúc đâỷquyền con người, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Bảo đảm và thúc đẩy quyền con ngươìlà quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Đại hội XIII của Đảng đãkhẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống,nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no củanhân dân làm mục tiêu phấn đấu”, “Đảng và Nhà nước ban hành đường lối, chủtrương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm,bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân”.
Đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp, Đại hội XIII của Đảngxác định: “Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, công bằng,nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư phápphải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân” .
Nhà nước pháp quyền, về bản chất là một nhà nước mà pháp luậtđóng vai trò tối cao. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chủ trương xâydựng Nhà nước pháp quyền cũng là nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, đảmbảo công bằng, bình đẳng trong xã hội. Từ quan điểm đó, trong công tác xây dựng,hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật, cải cách tư pháp, Đảngcũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận để thức đẩy và bảo vệ quyền con người.
Tôi lấy dẫn chứng, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 củaHội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựngvà hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới(Nghị quyết số 27-NQ/TW) yêu cầu tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa kịp thời, đâỳđủ quan điểm, chủ trương của Đảng và quy định của Hiến pháp về quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội luật hóa các điều ước quốc tế về quyềncon người mà Việt Nam đã tham gia.
Nghị quyết đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nướctrong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Thực hiệntốt nguyên tắc công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm; quyềncông dân không tách rời nghĩa vụ công dân, quyền công dân không được xâm phạm lơịích quốc gia-dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đôỉmới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nướctrong kỷ nguyên mới cũng đã có những thông điệp rất rõ về hoàn thiện hệ thốngpháp luật, như “nắm bắt mọi cơ hội, mở đường, khơi thông mọi nguồn lực, đưa thểchế, pháp luật trở thành lợi thế cạnh tranh, nền tảng vững chắc, động lực mạnhmẽ cho phát triển, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “hai con số”, nângcao đời sống của Nhân dân…”; “bảo đảm thực chất quyền tự do kinh doanh, quyền sởhữu tài sản và quyền tự do hợp đồng, sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế;kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia… Các nội dung này đều hướng đến thúc đẩy xã hội phát triển,đảm bảo tự do, bình đẳng, hạnh phúc và thịnh vượng cho tất cả mọi người, tức làbảo đảm tốt hơn quyền con người.
PV: Việc thể chế hóa các chủ trương củaĐảngtrong việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân đãđược các ngành, các cấp ở Việt Nam triển khai thực hiện ra sao, thưa Thứ trưởng?
Thứtrưởng Nguyễn Thanh Tịnh:Quan điểm xác địnhcon người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sựphát triển đã được thể chế hóa đầy đủ trong Hiến pháp và pháp luật của ViệtNam.
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận nguyên tắc: “Ở nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảmtheo Hiến pháp và pháp luật”; đồng thời cũng quy định rõ, mọi người có nghĩa vụtôn trọng quyền của người khác, việc thực hiện quyền con người, quyền công dânkhông được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác.
Trong những năm qua, Việt Nam đã thông qua nhiều luật,nghị quyết của Quốc hội có liên quan đến quyềncon người, quyền công dân; qua đó góp phần cụ thể hóa các quy định của Hiếnpháp năm 2013 cũng như các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam làthành viên. Cùng với đó, trình tự,thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng được hoàn thiện, với các quy địnhvề nguyên tắc, trình tự, thủ tục lấy ý kiến Nhân dân để đảm bảo quyền của đôítượng tác động – cũng là đảm bảo quyền con người, quyền công dân; đồng thời tăngcường sự tham gia của người dân và xã hội vào công tác xây dựng pháp luật để bảođảm quy định pháp luật sớm đi vào thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Cáchành vi xâm phạm quyền con người cũng được phòng ngừa thông qua hoàn thiệnkhuôn khổ pháp luật về xử lý các hành vi này. Các quy định nhằm bảo đảm trật tự,an ninh, an toàn xã hội, qua đó bảo vệ tốt hơn các quyền của người dân cũngngày càng được hoàn thiện.
Ngoài ra, Việt Nam cũngtích cực hoàn thiện khuôn khổ pháp luật có liên quan để tạo điều kiện cho cáccá nhân được thụ hưởng quyền của mình ở mức độ cao nhất có thể. Bên cạnh đó, chúngta cũng không ngừng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; nângcao hiệu quả thi hành pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới mụctiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, xã hội.
Có thểkể đến hàng loạt các Chương trình mục tiêu quốc gia, các kế hoạch, chương trìnhhành động đã được ban hành nhằm tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội, qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trên mọi mặt.Nhờ đó, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm và thúc đẩy quyềncon người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
PV: Đểtham giaPhiênđối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự vàchính trị tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền tại Geneve lần này, Đoàn Viêt Namđã có sự chuẩn bị như thế nào, thưa Thứ trưởng?
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Để chuẩn bị cho việc báo cáo tình hình thựchiện Công ước ICCPR lần thứ 4 của Việt Nam, Bộ Tư pháp đã thành lập Ban soạn thảoxây dựng Báo cáo với sự tham gia của các Bộ, ngành có liên quan trực tiếp đếncác nội dung của Công ước. Dự thảo Báo cáo được tham vấn các cơ quan, tổ chứcliên quan theo đúng hướng dẫn của Ủy ban Nhân quyền.
Ngày 22/3/2023, Việt Nam đãgửi Báo cáo ICCPR lần thứ 4 tới Ủy ban Nhân quyền. Trên cơ sở Báo cáo quốc gialần thứ 4 của Việt Nam, theo quy trình của Ủy ban Nhân quyền, ngày 28/5/2024, Uỷban Nhân quyền đã đưa ra Danh sách các vấn đề quan tâm đối với Báo cáo ICCPR lầnthứ 4 của Việt Nam. Trên cơ sở Danh sách các vấn đề quan tâm, Bộ Tư pháp đã phôíhợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đềquan tâm. Ngày 19/12/2024, Việt Nam đã gửi Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đềquan tâm đối với Báo cáo ICCPR lần thứ tư của Việt Nam tới Ủy ban Nhân quyền.
Ngoài ra, để chuẩn bị choPhiên đối thoại này, Bộ Tư pháp đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạchbảo vệ Công ước ICCPR lần thứ 4. Trên cơsở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn công tácliên ngành với sự tham gia của đại diện 09 Bộ, ngành có liên quan. Đây là nhữngđơn vị có nhiều nội dung liên quan đến tình hình thực thi các quy định cụ thể củaCông ước ICCPR, trong đó có nhiều nội dung khó và phức tạp. Bộ Tư pháp cùng cácBộ, ngành có liên quan đã thực hiện rà soát Danh sách các vấn đề quan tâm năm2024, khuyến nghị năm 2019 của Ủy ban Nhân quyền và hơn 50 Báo cáo của các tổchức phi chính phủ (Báo cáo độc lập) về tình hình thực thi Công ước tại ViệtNam để chủ động cho việc chuẩn bị nội dung tham gia Phiên đối thoại với Ủy banNhân quyền.
PV: Xin Thứ trưởng cho biếtthêm về mục tiêu, những dự địnhcủa Đoàn Việt NamtạiPhiên đối thoại?
Thứ trưởngNguyễn Thanh Tịnh: Chúng tôi xác định việc đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thiCông ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Phiên họp thứ 144 của Uỷban Nhân quyền tại Geneva tới đây là cơ hội đểViệt Nam báo cáo những nỗ lực cũng như những kết quả của Việt Nam trong việc thựchiện Công ước.
Chính vì vậy,Đoàn Việt Nam sẽ tham gia Phiên đối thoại trêntinh thần cởi mở, chân thành, hợp tác và xây dựng. Trong Phiên đối thoại, chúng tôi sẽ tập trung vào một số thông điệpnhư Việt Nam đang tập trung thực hiện nhiều đột phá có tính cách mạng để đưa đấtnước Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới, trong đó có việc đổi mới côngtác xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNcủa Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Việc mở rộng dân chủ, tạođiều kiện để Nhân dân tham gia quản lý Nhà nước ngày càng được chú trọng hơn, bảođảm và bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự, chính trị của người dân. Khẳng định ViệtNam luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn lực tốt nhất có thể và sẽ tiến hànhcác biện pháp đồng bộ để thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn việc thụ hưởng cácquyền dân sự, chính trị… Những thông tin, bằng chứng được đưa ra tại Báo cáocũng như Phiên đối thoại sẽ là câu trả lời rõ ràng, phản bác những thông tincòn sai lệch về tình hình quyền con người tại Việt Nam.
Với nhữngvấn đề được đề cập nhưng chưa chính xác, chưa khách quan về tình hình quyền conngười tại Việt Nam, chúng tôi xác định sẽ thẳng thắn đối thoại, không né tránh.Đối với những nội dung đã rõ, chúng tôi sẽ thông tin ngay, còn vấn đề chưa đủ thông tin thìchúng tôi sẽ đề nghị cung cấp thông tin để kiểm tra và trả lời sau.
Chúng tôicũng xác định tham gia Phiên đối thoại trên tinh thần cầu thị, cởi mở đối vơícác vấn đề được đề cập để tiếp thu, tiếp tục thúc đẩy những nội dung chúng tađã thực hiện tốt. Đồng thời, cũng có cách tiếp cận phù hợp để thúc đẩy thực thiCông ước một cách hiệu quả hơn nữa.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng và chúcĐoàn Công tác có Phiên đối thoại hiệu quả!
Hà Dung (thực hiện)
Nguồn Pháp Luật VN : https://baophapluat.vn/thu-truong-bo-tu-phap-nguyen-thanh-tinh-viet-nam-luon-coi-trong-va-no-luc-thuc-hien-cac-cam-ket-quoc-te-ve-quyen-con-nguoi.html