Tiến sĩ Lý Thị Mai, Quỳnh Paris và Nhà sử học Dương Trung .Quốc

Tiến sĩ Lý Thị Mai, Quỳnh Paris và Nhà sử học Dương Trung .Quốc
10 giờ trướcBài gốc
Các chủ đề, tọa đàm trong diễn đàn Cicon mang đến không phải là một sự kiện. Đó là một khoảnh khắc và những khoảnh khắc như thế – chúng tôi mang về từ Cicon Vietnam 2025 như mang theo một kho báu.
Chỉ có những nụ cười, và ánh mắt – những ánh mắt nói rằng: "Chúng ta hiểu nhau" để xây dựng tương lai trong thời kỳ kỷ nguyên mới.
Tiến sĩ Lý Thị Mai
Tiến sĩ Lý Thị Mai
Cicon là một hội nghị Quốc tế nhằm chia sẻ xu hướng và tầm nhìn mới nhất trong các lĩnh vực Đô thị - Văn hóa và Công nghiệp hội tụ. Đồng thời thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh doanh giữa các chuyên gia trong ngành. Từ lần đầu tiên tổ chức tại Seoul năm 2012, đến nay Cicon đã bước sang lần thứ 12.
Tại diễn đàn năm nay, năm 2025 tổ chức tại Hà Nội, Cicon 2025 với chủ đề: "Thời đại AI-Hợp tác kinh tế giữa Hàn Quốc và Việt Nam", cùng gặp gỡ các thành viên Cicon. Khách mời danh dự tại diễn đàn: Tiến sĩ Lý Thị Mai là một trong những chuyên gia tâm lý đầu tiên xuất hiện trên lĩnh vực truyền thanh và truyền hình Việt Nam. Người tiên phong đưa kiến thức tâm lý học ứng dụng đến gần hơn với đời sống gia đình và cộng đồng, là chuyên gia tư vấn tâm lý được xã hội biết đến như "Người bạn tin cậy của mọi nhà".
Tiến sĩ Lý Thị Mai nhận Giải thưởng CICON 2024 về Văn hóa.
19/06/2024 08:50
Tiến sĩ Lý Thị Mai có hơn 40 đầu sách về văn hóa và tâm lý học ứng dung. Hiện nay, tiến sĩ đảm nhận vai trò cố vấn, giảng viên cho rất nhiều Viện Nghiên Cứu và Học viện tại Việt Nam.
Tại diễn đàn Cicon, tiến sĩ Lý Thị Mai phát biểu: "Tôi may mắn tham gia nhiều diễn đàn của Cicon và nhận được giải thưởng trong lĩnh vực văn hóa. Tôi thật vinh dự và tự hào khi là một trong những người tham gia kết nối văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc.
Tại diễn đàn này, yếu tố văn hóa bao trùm lên tất cả. Muốn có một đô thị thông minh, một đất nước thông minh thì chúng ta phải có con người thông minh. Đặc biệt trong thời đại của kỷ nguyên số, kỷ nguyên AI đang thách thức suy nghĩ và nhận thức của mỗi chúng ta".
Bà nói thêm, nếu ai đó sợ rằng con người sẽ càng ngày càng gặp nhiều khó khăn hoặc mất việc bởi Al nhưng bà có niềm tin rằng nếu chúng ta tạo ra Al thì chúng ta sẽ sử dụng Al như một cộng sự đắc lực, AI sẽ góp phần cùng chúng ta kiến tạo đô thị thông minh, xây dựng một đất nước thông minh.
Thông qua diễn đàn Cicon, bà mong ước cộng đồng doanh nhân Việt Nam và Hàn Quốc sẽ hợp lực với nhau, chân thành tìm giải pháp và hướng đi tốt đẹp cho hai đất nước.
"Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà công nghệ phát triển vượt bậc từng ngày, nhưng con người mới là trung tâm của mọi chuyển hóa. Chính con người mới là yếu tố quản lý và kiểm chứng của mọi phát minh. Cicon chính là nơi để chúng ta chứng minh điều đó: bằng sự tôn trọng, tử tế và bằng các cuộc đối thoại giàu trí tuệ và luôn biết lắng nghe nhau" - tiến sĩ Lý Thị Mai cho biết.
Tiến sĩ Quỳnh Paris
Tiến sĩ Quỳnh Paris
Tiến sĩ Quỳnh Paris cho rằng CICON là một mạch sống – được giữ nhịp bởi chính những người bạn như IWEC và DELTA.
"Và nếu một ngày nào đó, khi nhìn lại chặng đường, chúng tôi được hỏi: "Ai là người đã tin vào chúng tôi từ những ngày đầu?" – thì các bạn chính là câu trả lời đầu tiên. Trong từng cái bắt tay, từng ánh nhìn đồng cảm và từng lời chia sẻ từ trái tim, chúng tôi cảm nhận được: Cicon không đơn độc. Cicon đang được chào đón bằng sự đồng hành của những tâm hồn lớn, đầy trách nhiệm và khát vọng. Từ Cicon Vietnam 2025 – với chủ đề "The Age of AI: Economic Cooperation between Korea and Vietnam" – chúng tôi không chỉ nói về hợp tác kinh tế, mà còn nói về tương lai sáng tạo bền vững, nơi nghệ thuật là ngôn ngữ không cần phiên dịch, và thời trang là chứng ngôn sống động của trí tuệ và ký ức dân tộc" - tiến sĩ Quỳnh Paris nói.
Nhà sử học Dương Trung Quốc
NTK - tiến sĩ Quỳnh Paris, Tiến sĩ Lý Thị Mai và Nhà sử học Dương Trung Quốc trên sân khấu tọa đàm Cicon 2025.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định thời đại Al không chỉ tích hợp của tri thức, công nghệ mà còn rất quan trọng về nguồn lực con người chúng ta đặc biệt là văn hóa, trong đó có sử học.
"Cách đây hơn 20 năm, các bạn Hàn Quốc đến Việt Nam chưa đông. Tôi nhớ khi đó, một tập đoàn nổi tiếng Hàn Quốc có nhã ý muốn cải tạo 2 bên bờ sông Hồng. Lúc đó tôi cũng là người được họ mời, giao lưu giữa các nhà sử học Việt Nam và các nhà sử học Hàn Quốc, bàn về một câu chuyện rằng chúng ta sẽ dạy về lịch sử như thế nào trong những trang sách về thời kỳ chiến tranh.
Chúng ta có lãng quên hay khỏa lấp lịch sử hay không? Nhưng quyết định chúng ta vẫn giữ nguyên vẹn để các thế hệ Việt Nam và Hàn Quốc nhìn vào đó để không bao giờ lập lại những cái đó. Và cả hai bên hãy xây những đầu cầu để nối kết với nhau, vượt qua nó. Tôi nghĩ rằng ngày hôm nay chúng ta đến với Hà Nội, khi chúng ta bàn về câu chuyện tương lai, chúng ta bàn về câu chuyện đô thị, của thời đại Al, trí tuệ nhân tạo này…" - Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết.
Ông nói thêm rằng hai công trình kiến trúc cao nhất của Hà Nội hiện nay đều là của Hàn Quốc. Một cộng đồng của Việt Nam và Hàn Quốc đang sống tại 2 đất nước của nhau. Họ đang làm việc, chia sẻ và hỗ trợ với nhau.
Đặc biệt, người ta đã biết đến ẩm thực như: món kim chi, những thú vui nghệ thuật, những bộ phim Hàn Quốc… Đặc biệt với giới trẻ, bóng đá Việt Nam gắn liền với ông thầy Hàn Quốc.
"Tôi nghĩ thành quả của nó không chỉ chúng ta nỗ lực đầu tư về tiền bạc, mà chúng ta đã hiểu nhau. Có nghĩa là chúng ta đã đầu tư về trí tuệ trong đó có những hiểu biết về văn hóa- lịch sử. Giới sử học chúng tôi cũng đã từng rất bất ngờ, rằng có một người Triều Tiên, Hàn Quốc tìm đến Việt Nam như tìm đến nguồn gốc của mình. Đó là câu chuyện gắn liền với dòng họ Lý ở Việt Nam, và dòng họ Phan ở Hàn Quốc tìm đến Việt Nam để tìm về cội nguồn… Như vậy chúng ta có một nền tảng rất sâu sắc, giá trị của lịch sử, chúng ta tin rằng những gì chúng ta đang mong muốn hiện nay, nó sẽ thành công" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận định.
P.Nguyễn
Nguồn Phụ nữ : https://phunu.nld.com.vn/ts-ly-thi-mai-quynh-paris-va-nha-su-hoc-duong-trung-quoc-ban-ve-al-van-hoa-196250430125149322.htm