Theo đó, một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế đã phát hiện ra một chiếc yên ngựa gỗ được bảo quản tốt đến mức kinh ngạc trong một ngôi mộ cổ của người Mông Cổ. Ảnh: @Escape To Mongolia.
Được biết, ngôi mộ này nằm gần tỉnh Khovd ở phía tây Mông Cổ, trong một hang động nổi tiếng với cái tên là "hang động của người cưỡi ngựa”. Ảnh: @ Escape To Mongolia.
Trong số các hiện vật được tìm thấy trong hang, có một chiếc yên bằng gỗ bạch dương được sơn đen và đỏ, dụng cụ bắn cung bằng gỗ, và một xác ướp của con ngựa nhà thuộc giống đực. Ảnh: @N.N. Seregin.
Các điều tra chuyên sâu cho thấy, chiếc yên được làm từ khoảng sáu miếng gỗ bạch dương được ghép lại với nhau bằng các cây đinh gỗ. Ảnh: @N.N. Seregin.
Theo các nhà khảo cổ học, cây bạch dương mọc phổ biến ở vùng Altai của Mông Cổ, cho thấy người dân địa phương đã tự tìm vật liệu gỗ có sẵn tại chỗ để chế tạo chiếc yên ngựa này, chứ không cần phải trao đổi vật liệu từ đất nước khác. Ảnh: @N.N. Seregin.
Thông qua xét nghiệm DNA khảo cổ và phương pháp xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ, nhóm chuyên gia cũng đã xác nhận, bộ hài cốt đi kèm này thuộc về một người đàn ông. Ảnh: @William Taylor.
Và ngôi mộ bao gồm cả chiếc yên ngựa gỗ bạch dương, có niên đại khoảng năm 420 Sau Công nguyên. Do đó, có thể xem đây là chiếc yên ngựa lâu đời nhất thế giới được tìm thấy. Ảnh: @William Taylor.
Những chiếc yên ngựa bán cấu trúc ban đầu có lẽ mang lại sự thoải mái và an toàn hơn cho người cưỡi và ngựa, giúp binh lính mặc áo giáp cưỡi ngựa có thể dễ dàng giao chiến trực tiếp hơn với vũ khí thô và kiếm. Ảnh: @Abell Auction Company.
Tuy nhiên, theo William Taylor, một nhà khảo cổ học đến từ trường Đại học Colorado Boulder và là tác giả chính của nghiên cứu này, sau những cải tiến nhất định, chiếc yên ngựa cổ này cho phép tăng cường độ ổn định, giúp binh sỹ có thể đứng lên khi cưỡi ngựa trong một số tình huống, mang lại một lợi thế đáng kể trong chiến tranh thời trung cổ. Ảnh: @N.N. Seregin.
William Taylor chia sẻ thêm: "Nền văn hóa thảo nguyên Mông Cổ gắn liền chặt chẽ với những cải tiến quan trọng trong bộ môn cưỡi ngựa. Từ đó, nó trở thành một bước tiến có tác động lớn đến việc tiến hành chiến tranh thời trung cổ". Ảnh: @Mongolia Business.
Thiên Đăng (Theo Archaeologymag)