Tín hiệu từ hai 'hành tinh lạc loài' khiến nhà khoa học bối rối

Tín hiệu từ hai 'hành tinh lạc loài' khiến nhà khoa học bối rối
3 giờ trướcBài gốc
Năm 1995, các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ California (Caltech) đã sử dụng Đài quan sát Palomar để phát hiện ra một vật thể lạ gần ngôi sao lùn đỏ Gliese 229, cách Trái Đất 19 năm ánh sáng. Vật thể này, được đặt tên là Gliese 229 B, nhanh chóng gây bối rối cho giới khoa học vì tín hiệu ánh sáng mà nó phát ra không khớp với những gì họ mong đợi từ một sao lùn nâu. (Ảnh:Sci.News)
Gliese 229 B dường như không hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về sao lùn nâu - những vật thể có khối lượng gấp 13-80 lần Sao Mộc, không đủ lớn để trở thành ngôi sao, nhưng cũng không nhỏ như các hành tinh. Tín hiệu ánh sáng từ Gliese 229 B quá mờ nhạt so với một sao lùn nâu nặng gấp 70 lần Sao Mộc, gây ra nhiều câu hỏi về bản chất của vật thể này.(Ảnh:AAS Nova)
Sau gần ba thập kỷ tìm hiểu, các nhà khoa học từ Caltech kết hợp với nhiều cơ sở nghiên cứu quốc tế, bao gồm NASA và ESA, đã sử dụng máy giao thoa GRAVITY trên Kính viễn vọng Very Large của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) để phân tích kỹ lưỡng vật thể này. Họ đưa ra một giả thuyết mới: Gliese 229 B thực chất là một cặp vật thể.(Ảnh:Space.com)
Qua các thiết bị quang phổ hồng ngoại độ phân giải cao Cryogenic (CRIRES+), các nhà khoa học đã phát hiện rằng Gliese 229 B thực ra là hai sao lùn nâu: Gliese 229 Ba và Gliese 229 Bb. Hai vật thể này có khối lượng lần lượt gấp khoảng 38 và 34 lần Sao Mộc, quay quanh nhau với chu kỳ 12 ngày và khoảng cách gấp 16 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng.(Ảnh:ĐẠI HỌC PENNSYLVANIA)
Phát hiện này không chỉ giải quyết bí ẩn lâu đời về Gliese 229 B, mà còn mở ra cánh cửa mới trong việc nghiên cứu sao lùn nâu. Sự tồn tại của cặp sao lùn nâu này cùng với ngôi sao lùn đỏ Gliese 229 A có thể giúp con người hiểu rõ hơn về cách hình thành và tiến hóa của các sao lùn nâu trong vũ trụ.(Ảnh:Stocktrek Images)
Đây là một trong những cặp sao lùn nâu hiếm gặp, và phát hiện này đã đưa ra nhiều giả thuyết mới về cơ chế hình thành của chúng.(Ảnh:Science Photo Gallery)
Một số nhà khoa học tin rằng các cặp sao lùn nâu có thể hình thành bên trong đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao và được liên kết bởi lực hấp dẫn sau khi tiếp xúc gần.(Ảnh:HubbleSite)
Tuy nhiên, hầu hết vẫn cho rằng chúng được sinh ra từ đám mây khí bụi giữa các vì sao và chỉ có quan hệ đồng hành với nhau. Vì vậy, đôi khi chúng được gọi là "ngôi sao thất bại" hoặc "hành tinh lạc loài".(Ảnh:Planetpedia)
Mời quý độc giả xem thêm video: Tiết lộ “sốc” về hành tinh thứ 9 được làm hoàn toàn bằng vàng.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tin-hieu-tu-hai-hanh-tinh-lac-loai-khien-nha-khoa-hoc-boi-roi-2044315.html