Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Trưng bày sách kỷ niệm 79 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam
3 giờ trướcBài gốc
Không gian trưng bày sách Di sản văn hóa Việt Nam tại Thư viện Lâm Đồng
Di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc. Một dân tộc có thể chỉ mất vài chục năm, trăm năm để xây dựng đất nước phồn thịnh, nhưng phải mất vài ngàn năm để làm nên một di sản văn hóa, một nền văn hóa đậm đà bản sắc, nếu để mất đi thì sẽ không lấy lại được.
Những trang sách đã đưa đến công chúng bạn đọc có cái nhìn tổng thể về kho tàng di sản văn hóa Việt Nam phong phú, đa đạng; đồng thời, nâng cao nhận thức của độc giả về tầm quan trọng của di sản văn hóa kết nối từ quá khứ đến hiện tại và tương lai; tôn vinh, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam trường tồn cùng dân tộc.
Trưng bày thu hút sự quan tâm của độc giả
Có thể kể các tác phẩm: Nghề tranh dân gian Đông Hồ - Di sản văn hóa Việt Nam (Vũ An Chương, Nguyễn Đăng Chế), Tiếp cận di sản Hán Nôm (Trịnh Khắc Mạnh), Kế thừa và phát huy những giá trị di sản Hồ Chí Minh (Trần Thị Mạo), Việt Nam – Di sản văn hóa cố đô Hoa Lư (Lã Đăng Bật), Nghệ thuật tuồng – Di sản quý của dân tộc (Hoàng Chương), Di sản thế giới ở Việt Nam (Trần Mạnh Thường), Quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dựa vào cộng đồng (Nguyễn Thị Hiền), Con đường tiếp cận di sản văn hóa Việt Nam (Nhiều tác giả), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát xoan ở Phú Thọ (Nguyễn Đắc Thủy), Góp phần tìm hiểu di sản đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh (Lê Thị Thu Hồng), Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam – những hiện vật truyền thống và đương đại...
Nhiều cuốn sách hay, đầy đủ, toàn diện về các di sản của dân tộc
Hay như: Du lịch Việt Nam qua các di sản thế giới được UNESCO công nhận (Võ Văn Thành), Di sản vô giá của kinh thành Thăng Long (Nhật Minh), Dân ca quan họ Bắc Ninh – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Từ Thị Loan, Nguyễn Chí Bền), Tìm trong di sản Văn hóa Việt Nam – Thăng Long – Hà Nội (Lưu Minh Trị), Huế còn lại với di sản (Phan Thanh Hải), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (Chu Quang Trứ), Bảo vệ và phát huy tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh bền vững ở Việt Nam (Đỗ Thị Thanh Thủy), Di sản đặc thù của Việt Nam – Kinh đô Huế (Đỗ Bang), Di sản văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (nhiều tác giả), Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Từ Thị Loan)…
Trưng bày sách kéo dài đến hết ngày 30/11.
QUỲNH UYỂN
Nguồn Lâm Đồng : https://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202411/trung-bay-sach-ky-niem-79-nam-ngay-di-san-van-hoa-viet-nam-87c0e18/