Một công nhân dầu khí làm việc ở mỏ Zhetybay của Kazakhstan.(Ảnh: Reuters)
Nhóm này do Hội đồng Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT) tổ chức, với sự tham gia của hơn 30 công ty thuộc nhiều lĩnh vực như năng lượng, hóa dầu và máy móc công nghiệp.
CCPIT dự kiến sẽ tổ chức nhiều phái đoàn thương mại nữa để giúp các công ty Trung Quốc khai thác cơ hội ở Trung Đông, Trung Á, châu Âu, châu Phi và một số khu vực khác, trong các lĩnh vực bao gồm dầu khí, ô tô và máy móc nông nghiệp, bản tin của CCTV cho biết.
Đầu tuần này, Trung Quốc thông báo áp dụng mức tăng thuế 15% đối với 8 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, trong đó có than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG); và mức tăng thuế 10% với 72 sản phẩm khác, trong đó có dầu thô và máy móc nông nghiệp.
Hành động này là một phần trong hàng loạt biện pháp trả đũa mà Bắc Kinh đưa ra để đáp trả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục tăng cường quan hệ với các thị trường mới nổi, từ Mỹ Latin đến Trung Đông, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây.
Là nước nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, Trung Quốc cũng đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu để củng cố an ninh năng lượng. Kazakhstan là một trong những nhà cung cấp khí đốt tự nhiên chính của Bắc Kinh.
Theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc, thương mại song phương giữa Trung Quốc và Kazakhstan đạt 43,8 tỷ USD năm 2024, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tú Linh
Theo SCMP