Trung Quốc lập hai kỷ lục trong lĩnh vực chip bán dẫn

Trung Quốc lập hai kỷ lục trong lĩnh vực chip bán dẫn
2 giờ trướcBài gốc
Trung Quốc lập hai kỷ lục trong lĩnh vực chip bán dẫn - Ảnh: Minh họa
Theo TrendForce, chip điều chỉnh chất lượng hình ảnh RRAM 28nm đầu tiên trên thế giới, do công ty bán dẫn Trung Quốc Xianxin Technology phát triển kết hợp với các viện nghiên cứu trong nước, đã được sản xuất hàng loạt và được ứng dụng thành công trong dòng tivi Mini LED cao cấp của các thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc.
Chip hiển thị 28nm giải quyết hiệu quả các vấn đề như chi phí cao của thiết bị bộ nhớ ngoài và tốc độ đọc chậm của các thông số bù, hơn nữa, chip tích hợp IP RRAM trực tiếp trên nút quy trình 28nm, cho phép giảm chi phí, kích thước nhỏ hơn và hiệu quả cao hơn.
Trong khi đó, một nhóm nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Hồng Kông (HKPU) đã phát triển thành công chip vi xử lý bán dẫn bit lượng tử 16 bit đầu tiên trên thế giới, cung cấp một giải pháp mới để mô phỏng quang phổ phân tử lớn và phức tạp.
HKPU cho biết nhóm nghiên cứu đã sử dụng mạng quang tử tuyến tính và nguồn sáng lượng tử chân không nén để mô phỏng quang phổ rung động phân tử. Chip vi xử lý lượng tử 16 bit này được sản xuất và tích hợp trên một chip duy nhất.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm bao bì nhiệt quang điện tử cho chip vi xử lý quang tử và mô-đun điều khiển, phần mềm trình điều khiển và giao diện người dùng, cũng như các thuật toán lượng tử cơ bản có thể lập trình. Hệ thống máy tính lượng tử đã phát triển có thể được áp dụng cho các mô hình tính toán khác nhau.
Bộ vi xử lý lượng tử có thể được sử dụng để xử lý các tác vụ phức tạp, chẳng hạn như mô phỏng nhanh hơn và chính xác hơn các cấu trúc protein lớn hoặc tối ưu hóa các phản ứng phân tử.
Tiến sĩ Zhu Huihui, tác giả đầu tiên của bài báo nghiên cứu, tuyên bố rằng phương pháp này có thể phá vỡ các giới hạn truyền thống, cho phép mô phỏng phân tử thực tế sớm và có khả năng đạt được gia tốc lượng tử trong các ứng dụng hóa học lượng tử liên quan.
Theo báo cáo, ngoài HKPU, các tổ chức hợp tác khác cũng đã tham gia nghiên cứu bao gồm Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Thành phố Hồng Kông, Viện Công nghệ Bắc Kinh, Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam, Viện Vi điện tử (IME) và Đại học Công nghệ Chalmers ở Thụy Điển.
Mới đây, Trung Quốc đã công bố máy in thạch bản mới nhất có thể hỗ trợ độ phân giải 65nm hoặc tốt hơn, một cải tiến đáng kể so với máy 90nm mà họ phát triển vào năm 2022. Nhưng vẫn còn thua xa các máy của ASML với độ phân giải dưới 10nm. Độ phân giải nhỏ hơn cho phép sản xuất các chip mạnh hơn.
Trong khi đó, ASML vẫn đang bán những gì có thể cho Trung Quốc. Tỷ lệ doanh thu của công ty từ việc bán hàng cho khách hàng Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi lên 49% trong quý 2 năm nay, từ 17% trong quý cuối cùng của năm 2022.
Khi Mỹ tiếp tục tìm cách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cấp sang Trung Quốc. Trong nửa đầu năm, quốc gia này đã chi 24,73 tỷ USD dự trữ thiết bị sản xuất chip, vượt qua tổng số tiền mà Mỹ, Đài Loan và hai quốc gia lớn khác chi tiêu trong cùng kỳ.
Trong khi đó, Mỹ không chỉ hạn chế việc Trung Quốc tiếp cận chip mà còn cố gắng thúc đẩy ngành công nghiệp của mình, mở rộng hơn nữa khoảng cách công nghệ. Đạo luật Khoa học Chips năm 2022 đã phân bổ 52 tỷ đô la tài trợ cho năng lực sản xuất chip trong nước.
Theo một báo cáo chung của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn và Tập đoàn Tư vấn Boston, thị phần của Hoa Kỳ trong các chip tiên tiến nhất - dưới 10 nanomet - dự kiến sẽ tăng từ 0 vào năm 2022 lên gần 30% vào năm 2032, trong khi thị phần của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ đạt 2% trong 10 năm đó.
Ngô Huyền
Nguồn VnEconomy : https://vneconomy.vn/trung-quoc-lap-hai-ky-luc-trong-linh-vuc-chip-ban-dan.htm