Hoàn thành nhiều mục tiêu lớn
Những năm qua huyện Tuần Giáo đã rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chung xây dựng NTM phù hợptheo quy định. Trong đó, quan tâm phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đồngbộ, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền; thựchiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn.
Huyện Tuần Giáo bướcđầu hình thành vùng chuyên canh cây mắc ca, cà phê. Trong ảnh:Người dân xã Tỏa Tình chăm sóc vườn mắc ca xen cà phê.
Để thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTMgắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều dự án, đề án phát triển sản xuất đãđược huyện Tuần Giáo triển khai thực hiện.
Nổi bật là các dự án hỗ trợ pháttriển cây mắc ca thuộc chương trình mục tiêu quốc gia. Với sự vàocuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, sau 4 năm triển khai, toàn huyện pháttriển được 5.913,7ha mắc ca đưa Điện Biên thành tỉnh có diện tích mắc ca lớnnhất cả nước. Năm 2025, huyện tiếp tục vận độngnhân dân trồng mới 2.168,1ha mắc ca.
Cùng với mắc ca, cây cà phê cũng được huyện Tuần Giáo xác định là cây xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. Năm2024, diện tích trồng mới cà phê đạt hơn 1.000ha, nâng tổng diện tích cà phê toànhuyện lên gần 1.600ha. Nhờ trồng cà phê đến nay huyện có nhiều triệu phú nông dân là người dântộc thiểu số với thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/năm; tập trung tại các xã: ToảTình, Quài Nưa… Phát huy kết quả đạt được, năm 2025 người dân huyện Tuần Giáotiếp tục trồng mới hơn 2.000ha cà phê.
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đã giúp nhiều người nghèo trên địa bàn huyện Tuần Giáo có nhà ở khang trang.
Tiêu chí nhà ở dân cư là một trongnhững tiêu chí quan trọng, khó đạt nhất trong bộ tiêu chí xây dựng NTM. Huyện Tuần Giáo đã triểnkhai có hiệu quả các chínhsách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát, nâng cao chất lượng nhà ở dân cư. Huyệnđã huy động các nguồn lực(tiền, ngày công, vật liệu xây dựng) từ cộng đồng để giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xóa nhà tạm, nhà dộtnát. Tính riêng năm 2024, huyện Tuần Giáo đã hoàn thành 1.040 ngôi nhà đại đoànkết; năm 2025 tiếp tục triển khai hỗ trợ 1.509 hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nhờ đó, 18/18 xã trên địa bàn huyện cơ bản đạt tiêu chísố 9 về nhà ở dân cư.
Xác định pháttriển hạ tầng giao thông là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triểnkinh tế, xây dựng NTM, giai đoạn2021 – 2025, huyện Tuần Giáo tập trung huy động tối đa các nguồn lực đầu tư sửa chữa, nâng cấp, làm mơí45,776km đường giao thông nông thôn, phục vụ nhu câùđi lại, giao thương của người dân trên địa bàn.
Người dân bảnCọ, xã Quài Nưa đóng góp ngày công làm đường bê tông nội bản.
3 xã đồng loạt "cán đích"
Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, liên tục cần phát huy sức mạnh, sự đồng thuận của người dân. Huyện Tuần Giáo đã đẩy mạnh công tác tuyêntruyền bằng nhiều hình thức làm thay đổi nhận thức, tạo sự đồng lòng của người dân trong xây dựng NTM. Bà con tự nguyện hiến đất, góp công, góp của chung tay xây dựngthôn bản sáng, xanh, sạch đẹp, văn minh.
Các tuyếnđường nội bản ngày càng khang trang, sạch đẹp được lắp đèn chiêúsáng. Trong ảnh: Đường nội bản Ly Xôm, xã Chiềng Sinh.
Là xã có điều kiện kinh tế khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số,xã Chiềng Sinh xây dựng NTM với điểm xuất phát thấp. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã đã chú trọng công tác tuyên truyền nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình với nhiều hình thức đa dạngnhư: Các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoànthể, họp bản, qua mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở. Nhờ đó tạo sự đồng thuận cao của người dântrong xây dựng NTM.
Trong 2năm 2023 - 2024, toàn xã đã huy động người dân hiến trên 840m2 đất làm đường giao thông, đóng góptrên 5.300 ngày công lao động và hơn 239,5 triệu đồng để thực hiện các côngtrình hạ tầng nông thôn. Điểm sáng của xãChiềng Sinh trong xây dựng NTM là công tác xã hội hóa để thực hiện tiêu chí khó (bê tông hóa giao thông nông thôn). Từ năm 2019 đến nay, xã Chiềng Sinh đã xã hội hóa trên 3 tỷ đồng, cùng vơíđóng góp ngày công của nhân dân trên địa bàn hoàn thành 12 đường bê tông nội bản mang tên “conđường nhân ái” và triển khai mô hình đèn chiếu sáng tại tất cả các tuyến đường nôịbản. Góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn xã vùng cao.
Nông dân xã Quài Cang ứng dụng công nghệ VietGap trồng rau trong nhà màng.
Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, nằm bên trục quốc lộ 6, những năm qua xã Quài Cang đã tập trung đẩy mạnh phát triển sảnxuất nông nghiệp gắn với xâydựng NTM theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tranh thủ mọi nguồn lực, xã Quài Cang hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích đấtnương bạc màu, đất đồi bỏ hoang sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao như: mắcca, cà phê. Hiện toàn xã đãphát triển được 929,33ha cây mắc ca và gần 62ha cây cà phê. Đặc biệt, xã đãthực hiện thành công mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới theo hướng VietGapvới quy mô 5.000m2.
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Quài Cang đã huy động các nguồn lực với tổng số tiềntrên 112 tỉ đồng, người dân hiến trên 8.500m2 đất để xây dựng NTM. Các tuyến đường giao thông của xã đảm bảosáng, xanh, sạch, đẹp đạt 95%. Đường trục thôn, bản và đường liên bản được bêtông hóa 80%, 100% hộ dân có điện chiếu sáng.
Người dân bản Cọ, xã Quài Nưa trồng mắc ca năm 2025.
Tại xã QuàiNưa, nhờ xây dựng NTM đúngđịnh hướng, đời sống người dân có sự chuyển biến rõ rệt. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi nhiều mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gắnvới tiêu thụ sản phẩm được triển khai có hiệu quả. Tiêu biểu như mô hìnhtrồng cây mắc ca sớm nhất huyện với hơn 500ha thử nghiệm (năm 2013). Đến nay, toàn xã đã phát triển được hơn 1.160ha mắc ca. Người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; thu nhập bình quân đầu người của xã đạttrên 49 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,12%.
"Trái ngọt" của những nỗlực không ngừng nghỉ, sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dâncác dân tộc huyện Tuần Giáo là tháng 4 năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành quyết địnhcông nhận 3 xã Quài Cang, Quài Nưa, Chiềng Sinh đạt chuẩn NTM.
Anh Nguyễn