Các chuyên gia NASA khẳng định chưa phi hành gia nào từng rời khỏi bầu khí quyển Trái Đất, kể cả khi đã đặt chân lên Mặt Trăng. (Ảnh: Người đưa tin)
Nguyên nhân là do khí quyển Trái Đất không kết thúc ở độ cao 100 km (đường Kármán) như thường nghĩ, mà kéo dài hàng trăm nghìn kilomet.(Ảnh: britannica)
Lớp khí quyển ngoài cùng, gọi là geocorona, chứa hydro nguyên tử, vươn xa tới 629.000 km – bao trùm cả quỹ đạo Mặt Trăng. (Ảnh: Wikipedia)
Vì vậy, khi các phi hành gia bay đến hoặc hạ cánh trên Mặt Trăng, họ vẫn đang trong phần khí quyển Trái Đất, dù mật độ cực kỳ thấp. (Ảnh: Photowall)
Doug Rowland, chuyên gia NASA, giải thích rằng không khí chỉ loãng dần chứ không đột ngột kết thúc ở một ranh giới cố định. (Ảnh: Wikipedia)
Ngay cả Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cũng cần điều chỉnh quỹ đạo vì vẫn chịu lực cản từ không khí ở độ cao hơn 400 km. (Ảnh: NASA)
Ngoài ra, cả Trái Đất và Mặt Trăng đều nằm trong nhật quyển – lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt Trời. (Ảnh: iStock)
Không gian không có biên giới tuyệt đối, và về mặt khoa học, dù ở trên Mặt Trăng, bạn vẫn "lơ lửng trong khí quyển" của Trái Đất. (Ảnh: Science)
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh tàu vũ trụ Thần Châu-15 chở 3 phi hành gia vừa hạ cánh.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tuyen-bo-soc-chua-phi-hanh-gia-nao-thoat-khoi-bau-khi-quyen-trai-dat-2100849.html