Uống nghệ với gừng có tác dụng gì?

Uống nghệ với gừng có tác dụng gì?
4 giờ trướcBài gốc
Sự kết hợp độc đáo của trà gừng và nghệ được khuyên dùng cho những người bị đau mãn tính, khó tiêu, lo lắng, tiểu đường... Hai loại thảo mộc này khi kết hợp với nhau sẽ đem lại thức uống bổ dưỡng.
Uống nghệ với gừng có tác dụng gì?
Giảm viêm, hỗ trợ giảm mỡ
Báo Thanh Niên dẫn nguồn một nghiên cứu trên chuyên san Metabolism cho biết, viêm mạn tính là một trong các yếu tố góp phần dẫn đến béo phì và rối loạn chuyển hóa.
Tình trạng viêm mạn tính sẽ làm gián đoạn các tín hiệu hoóc môn như insulin và leptin. Đây là những hoóc môn đóng vai trò điều tiết sự thèm ăn, lưu trữ mỡ và trao đổi chất. Điều này khiến dễ tăng cân, khó giảm cân.
Nghệ chứa curcumin có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Một nghiên cứu đăng trên Biofactors cho thấy curcumin giảm các cytokine viêm trong cơ thể. Gừng cũng chứa các hợp chất như gingerol, shogaol và được chứng minh làm giảm các dấu hiệu viêm, chẳng hạn như protein phản ứng C (CRP).
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Báo Lao động dẫn nguồn trang Healthbenefisof cho biết, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất từ gừng và nghệ có khả năng làm giảm mức cholesterol, chủ yếu là cholesterol LDL.
LDL chịu trách nhiệm chính cho sự lắng đọng của các mảng bám trong động mạch và mạch máu, có thể làm tăng chứng xơ vữa động mạch và nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Nước gừng nghệ là thức uống tốt cho sức khỏe.
Cải thiện não bộ
Bản chất kích thích của gừng được biết đến nhiều và sự kết hợp độc đáo của các chất chống oxy hóa có trong trà này có thể giúp kích thích hoạt động của tế bào thần kinh, tăng sự tập trung và giảm sự lắng đọng của mảng bám beta-amyloid, có thể dẫn đến bệnh tật Alzheimer và sa sút trí tuệ.
Gừng cũng giúp chống viêm trên mô não, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa ở khu vực này.
Có đặc tính giảm đau
Curcumin và gingerol, hai hoạt chất đáng chú ý nhất trong loại trà này, đặc tính giảm đau khắp cơ thể. Ngoài đặc tính chống viêm còn có thể giúp giảm đau khớp và các chứng khó chịu khác ở các cơ và mô của cơ thể.
Cải thiện lưu thông máu
Gừng và nghệ được cho là giúp thúc đẩy lưu thông máu. Gừng giúp mở rộng mạch máu, trong khi nghệ hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm mức cholesterol.
Uống nước nghệ gừng buổi sáng có thể giúp tăng cường lưu lượng máu và sức khỏe tổng thể của tim.
Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Củ nghệ rất giàu chất curcumin, được chứng minh là giữ cho trái tim khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim. Ngoài ra, nó còn là một chất chống viêm và chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Gừng được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của nhiều loại ung thư, đặc biệt là những bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mặt khác, curcumin là hợp chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm stress oxy hóa và hoạt động của các gốc tự do khắp cơ thể, làm giảm nguy cơ đột biến tế bào.
Tốt cho tiêu hóa
Theo truyền thống, gừng được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa bằng cách thúc đẩy bài tiết các enzyme tiêu hóa và giảm buồn nôn. Củ nghệ cũng có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa bằng cách làm dịu đường tiêu hóa.
Uống nước gừng nghệ có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm bớt sự khó chịu về tiêu hóa.
Công thức làm nước uống nghệ gừng
Bài viết của dược sỹ Nguyễn Hoàng Thu trên Báo Sức khỏe và Đời sống hướng dẫn công thức làm nước uống nước nghệ gừng như sau:
Thành phần:
1 cốc nước ấm
1/2 thìa cà phê gừng tươi hoặc bột gừng xay
1/2 muỗng cà phê bột nghệ hoặc nghệ tươi xay
Một nhúm hạt tiêu đen
Mật ong hoặc chanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun nóng nước.
- Bước 2: Thêm gừng bào sợi, bột nghệ hoặc nghệ nghiền và một chút hạt tiêu đen vào nước nóng vừa đun.
- Bước 3: Khuấy đều để trộn các thành phần (có thể thêm một thìa cà phê mật ong). Uống hỗn hợp này khi bụng đói vào buổi sáng.
- Để làm cho thức uống đơn giản này thơm ngon, bạn cũng có thể thêm vào một chút quế, sẽ giúp hỗ trợ giảm cân tốt hơn.
Lưu ý: Những người có vấn đề về axit hoặc dạ dày nên tránh uống đồ uống này khi bụng đói vì nó có thể làm tăng nồng độ axit.
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Nguồn VTC : https://vtcnews.vn/uong-nghe-voi-gung-co-tac-dung-gi-ar939452.html