Thiếu tướng Phạm Hải Trung giới thiệu pháp lệnh.
Sáng 3/4, Văn phỏng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Pháp lệnh quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Pháp lệnh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua ngày 13/3/2025, có hiệu lực thi hành kế từ ngày 19/5/2025.
Giới thiệu về Pháp lệnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thiếu tướng Phạm Hải Trung nêu rõ, trong suốt 55 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trưong, chính sách đế lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ chính trị đặc biệt giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, phần lớn các quy định pháp luật hiện hành chỉ mới tập trung vào việc quản lý, bảo vệ công trình trong Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; nhiều vấn đề quan trọng vẫn chưa được quy định. Trong thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập.
Đây là nhiệm vụ có tính chất đặc thù, vừa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảo vệ công trình Lăng, vừa thực hiện đón tiếp Nhân dân và khách quốc tế đến viếng Bác và tham quan khu vực, tuyên truyền, phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa của Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật đặc thù, có nhiều thiết bị đơn chiếc, sản xuất theo đặt hàng từ nước ngoài. Trong trường hợp tình hình thế giới có biến động, việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị, đào tạo nhân lực ở nước ngoài gặp không ít khó khăn, ông Trung nêu.
Vì vậy, Thiếu tướng Phạm Hải Trung nhấn mạnh, việc xây dụng, ban hành Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết. Pháp lệnh được ban hành là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất tính đến thời điểm hiện nay để thể chế hóa quan điếm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh và quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mục tiêu xây dựng Pháp lệnh, theo ông Trung là nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập để bảo vệ chặt chẽ, quản lý hiệu quả Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Phát huy hơn nữa ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa của Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần tuyên truyền về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông Trung cũng nêu một số nội dung trọng tâm của Pháp lệnh. Theo đó, điều 30 quy định ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ: Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị kỹ thuật các công trình, khu vực thuộc Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; bảo đảm an ninh, an toàn Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; đón tiếp, tuyên truyền, phát huy ý nghĩa chính trị, lịch sử - văn hóa của Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về chế độ, chính sách, điều 31 quy định, người thuộc lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được hưởng chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật và các chế độ phụ cấp đặc thù, trợ cấp, hỗ trợ phù hợp với tính chất nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
Pháp lệnh cũng quy định ưu tiên thu hút, tuyển chọn, tuyển dụng người có tài năng, nhà khoa học có chuyên môn sâu, học viên, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh vào lực lượng trực tiếp quản lý, bảo vệ Khu Di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nguyễn Lê