Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Pá Khôm của Lai Châu

Vẻ đẹp hùng vĩ của vịnh Pá Khôm của Lai Châu
2 giờ trướcBài gốc
Với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, vịnh Pá Khôm được du khách ví như "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ giữa núi rừng bạt ngàn Tây Bắc. Được hình thành từ khi có lòng hồ Thủy điện Bản Chát với những dãy núi đá vôi trùng điệp, thảm thực vật vô cùng phong phú, làn nước trong xanh, nhìn từ trên cao, vịnh Pá Khôm như một bức tranh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp và thơ mộng.
Vịnh Pá Khôm được hình thành bởi nhiều hòn đảo lớn nhỏ, là sự kết hợp hài hòa giữa sông nước và núi non, tạo nên phong cảnh hữu tình.
Vịnh Pá Khôm nhìn từ trên cao trông như một bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi đá vôi in bóng dưới làn nước xanh biếc.
Làn nước xanh biếc quanh năm kết hợp với những dãy núi đá vôi ở vịnh Pá Khôm tạo ra một bức tranh sơn thủy hữu tình.
Những dãy núi đá vôi trùng điệp hòa quyện với làn nước xanh biếc tạo ra một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ.
Những dãy núi trùng điệp quanh vịnh Pá Khôm tạo nên khung cảnh thanh bình nơi vùng sơn cước.
Đến với Vịnh Pá Khôm, du khách sẽ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ, nguyên sơ.
Vịnh Pá Khôm hứa hẹn tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu.
Du khách có thể đi thuyền để thăm quan, thưởng thức vẻ đẹp hoang sơ trên lòng hồ thủy điện Bản Chát.
Du khách tới vịnh Pá Khôm có thể di chuyển bằng đường bộ trên những cung đường uốn lượn, bao quanh sườn núi với thảm thực vật phong phú.
Du khách có thể trải nghiệm dịch vụ mô tô nước hay đi thuyền để ngắm cảnh thiên nhiên trên vịnh Pá Khôm.
Du khách có thể trải nghiệm dịch vụ mô tô nước hay đi thuyền để ngắm cảnh thiên nhiên trên vịnh Pá Khôm.
Những khu nhà nổi và dịch vụ ẩm thực với những món ăn bản địa của đồng bào dân tộc Thái thu hút du khách tham quan vịnh Pá Khôm.
Đến với vịnh Pá Khôm, du khách được hiểu thêm về hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ruộng bậc thang của người dân nơi đây.
Quý Trung (TTXVN)
Nguồn Tin Tức TTXVN : https://baotintuc.vn/anh/ve-dep-hung-vi-cua-vinh-pa-khom-cua-lai-chau-20240930084112277.htm