Về Mộc Trụ nghe chuyện anh hùng

Về Mộc Trụ nghe chuyện anh hùng
10 giờ trướcBài gốc
Dấu tích miếu Am Bà
Liên lạc với nhà văn Trần Nguyên Vấn, ông xác nhận đúng và theo yêu cầu đã chuyển cho tôi bài “TIẾNG MÌN ĐẶNG LẾ” mà ông đã sáng tác năm 1968.
Khi biết tôi muốn tìm hiểu tấm gương anh dũng của người thiếu niên này, anh Hồ Viết Lễ cho biết: “Người đó bà con với mình”. Anh Hồ Viết Lễ quê ở Vinh Phú (nay là xã Phú Gia, huyện Phú Vang) thoát ly năm 1965 và đúng 10 năm sau đã dẫn đầu đội công tác 18 người do anh chỉ huy tham gia giải phóng quê nhà trong đợt I của chiến dịch xuân - hè 1975. Trước khi nghỉ hưu, anh từng là Chủ tịch UBND huyện Phú Vang.
Nhờ sự giúp đỡ của anh Hồ Viết Lễ, tôi đã gặp những du kích của làng Mộc Trụ năm xưa, như: Lê Duy, Hồ Thị Sương, Lê Văn Thuấn, Hoàng Đình Phiếm, Trần Đình Thiên, Hoàng Đình Mẫn… Họ đều đã bước qua tuổi 70 và may mắn còn minh mẫn.
Sau đình làng Mộc Trụ là miếu Am Bà. Ông Trần Đình Thiên, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Phú cho biết, phía dưới nền miếu Am Bà này là hầm bí mật của cha ông là Trần Đình Huynh, lúc đó làm xã đội trưởng. “Vì Đặng Lế gọi cha tôi bằng cậu, mới tham gia du kích khi chưa có hầm riêng nên cha tôi giao lại cho chú ẩn nấp”, ông Thiên kể.
Kể về trường hợp hy sinh của liệt sĩ Đặng Lế, ông Lê Duy cho biết, sau khi bị bắt, bọn chúng đưa anh Đặng Lế sang nhà bác Lê Dũng. Tại đây, bọn chúng không chỉ đánh đập tàn nhẫn mà còn trói tay, đặt anh nằm ngửa rồi đổ xà phòng vào mũi, tra khảo buộc anh phải chỉ nơi chôn cất vũ khí. Tra khảo cả buổi sáng nhưng người thiếu niên ấy vẫn cắn răng chịu đựng.
Thấy bọn chúng không buông tha, Đặng Lế nghĩ trước sau mình cũng chết nên bèn “giả hàng”, đúng như bài vè của Trần Nguyên Vấn: “Thôi đừng đập nữa các ông/ Tôi xin chỉ súng giấu trong cái hầm!”…
Cả tiểu đội lính của Trung đoàn 54 hí hửng đi theo du kích Đặng Lế. Cách miếu Am Bà hơn chục mét về phía tây bắc là bãi mìn mà du kích Mộc Trụ gài sẵn để chống càn. Chỉ vào nơi có mìn gài sẵn, Đặng Lế giục bọn chúng:
“Đào đi! Hầm súng ở đây!”/ Tiểu đội lính ngụy xúm ngay kiếm tìm/ Đặng Lế dồn hết sức mình/ Dùng chân lôi sợi dây mìn nổ tung/ Cả làng Mộc Trụ chuyển rung/ Tiếng mìn Đặng Lế tấn công quân thù/ Từ trong khói bụi mịt mù/ Tiểu đội lính ngụy vật vờ nằm lăn…
Mìn nổ. Du kích Đặng Lế hy sinh, kéo theo 3 binh sĩ hăng hái tham gia đào hầm bị đền tội, 2 binh sĩ khác bị thương. Cuộc càn quét dừng lại để trực thăng đáp xuống tải thương, bốc xác.
Câu chuyện liệt sĩ Đặng Lế diễn ra ban ngày nên nhiều người biết. Nhà văn Trần Nguyên Vấn và nhiều du kích Mộc Trụ xác quyết ông hy sinh vào mùa thu năm 1968, trùng khớp với Bằng Tổ quốc ghi công ghi vào ngày 17/8/1968. Nhưng rất tiếc tại trang 96, cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Phú, NXB Thuận Hóa 2015 lại ghi như sau: “Giữa năm 1967, em Đặng Lế (ở Mộc Trụ) nhà nghèo đi bán bánh mì nuôi mẹ già, được ta giác ngộ vào du kích. Không may em bị địch bắt và tra tấn dã man (bị thương ở đầu và gãy chân) nhưng vẫn không hề khai báo, ngược lại em đã “khai báo giả” để dụ một đơn vị của Trung đoàn 54 bộ binh ngụy sa vào bãi mìn ở Vinh Phú làm cho nhiều tên địch bị chết”. Do ghi sai thời gian nên dễ gây ngộ nhận. Nếu liệt sĩ Đặng Lế hy sinh năm 1967 thì năm đó Trung đoàn 54 Sư đoàn I BB chưa thành lập mà mãi đến tháng 6/1968, đơn vị mới ra đời
Phú Vang đã có đường mang tên Đặng Lế
Kể về trường hợp hy sinh của liệt sĩ Đặng Lế, ông Lê Duy cho biết, sau khi bị bắt, bọn chúng đưa anh Đặng Lế sang nhà bác Lê Dũng. Tại đây, bọn chúng không chỉ đánh đập tàn nhẫn mà còn trói tay, đặt anh nằm ngửa rồi đổ xà phòng vào mũi, tra khảo buộc anh phải chỉ nơi chôn cất vũ khí. Tra khảo cả buổi sáng nhưng người thiếu niên ấy vẫn cắn răng chịu đựng.
Thấy bọn chúng không buông tha, Đặng Lế nghĩ trước sau mình cũng chết nên bèn “giả hàng”, đúng như bài vè của Trần Nguyên Vấn: “Thôi đừng đập nữa các ông/ Tôi xin chỉ súng giấu trong cái hầm!”…
Cả tiểu đội lính của Trung đoàn 54 hí hửng đi theo du kích Đặng Lế. Cách miếu Am Bà hơn chục mét về phía tây bắc là bãi mìn mà du kích Mộc Trụ gài sẵn để chống càn. Chỉ vào nơi có mìn gài sẵn, Đặng Lế giục bọn chúng:
“Đào đi! Hầm súng ở đây!”/ Tiểu đội lính ngụy xúm ngay kiếm tìm/ Đặng Lế dồn hết sức mình/ Dùng chân lôi sợi dây mìn nổ tung/ Cả làng Mộc Trụ chuyển rung/ Tiếng mìn Đặng Lế tấn công quân thù/ Từ trong khói bụi mịt mù/ Tiểu đội lính ngụy vật vờ nằm lăn…
Mìn nổ. Du kích Đặng Lế hy sinh, kéo theo 3 binh sĩ hăng hái tham gia đào hầm bị đền tội, 2 binh sĩ khác bị thương. Cuộc càn quét dừng lại để trực thăng đáp xuống tải thương, bốc xác.
Câu chuyện liệt sĩ Đặng Lế diễn ra ban ngày nên nhiều người biết. Nhà văn Trần Nguyên Vấn và nhiều du kích Mộc Trụ xác quyết ông hy sinh vào mùa thu năm 1968, trùng khớp với Bằng Tổ quốc ghi công ghi vào ngày 17/8/1968. Nhưng rất tiếc tại trang 96, cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Phú, NXB Thuận Hóa 2015 lại ghi như sau: “Giữa năm 1967, em Đặng Lế (ở Mộc Trụ) nhà nghèo đi bán bánh mì nuôi mẹ già, được ta giác ngộ vào du kích. Không may em bị địch bắt và tra tấn dã man (bị thương ở đầu và gãy chân) nhưng vẫn không hề khai báo, ngược lại em đã “khai báo giả” để dụ một đơn vị của Trung đoàn 54 bộ binh ngụy sa vào bãi mìn ở Vinh Phú làm cho nhiều tên địch bị chết”. Do ghi sai thời gian nên dễ gây ngộ nhận. Nếu liệt sĩ Đặng Lế hy sinh năm 1967 thì năm đó Trung đoàn 54 Sư đoàn I BB chưa thành lập mà mãi đến tháng 6/1968, đơn vị mới ra đời.
Trong hồi ký của mình, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Vạn cho biết: “Ngày 4/6/1968, chúng tôi và Tiểu đoàn 4 (K4) cơ động về Mộc Trụ, Trừng Hà. Địch dùng trực thăng vận, thiết xa vận tập trung vây chặt rồi tấn công. Dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Thạnh, Chính trị viên Hay–K4 phối hợp với biệt động, du kích đánh trả, bắn cháy hàng chục chiếc xe tăng, tiêu diệt hàng trăm tên, địch không vào làng được. Không cam chịu thất bại, chiều đến, chúng điều thêm quân và xe tăng tấn công vào làng… Thấy khó đương đầu nên tối hôm đó K4 rút chỉ để lại lực lượng du kích bám trụ. Đây là thời điểm cuối cùng, bộ đội chủ lực rút khỏi Phú Vang! (Trích trang 152 cuốn Đời người cách mạng, NXB Thuận Hóa 2000).
Như nhiều vùng quê ở vùng sâu Phú Vang, từ giữa năm 1968, đối phương đã cưỡng bức Nhân dân “sơ tán”. Một số phải lánh lên Phú Lương - Phú Bài, số còn lại bị gom vào các trại định cư. Vì bị đặt vào “vùng mất an ninh” nên xóm làng bị oanh tạc và pháo kích tự do. Dân số của xã Vinh Phú vào thời điểm đó chỉ còn 1.953 người.
Kể về giai đoạn tang thương của làng Mộc Trụ, bà Hồ Thị Sương đã đọc cho tôi nghe bài vè (không rõ tác giả), trong đó có đoạn:
Nhà cửa ruộng vườn chúng đổ xăng đốt cháy/ Trên bảy mươi nóc nhà để lại đống tro/ Hàng trăm con lợn với trâu bò/ Cũng ngã gục dưới bàn tay quân cướp Mỹ/ Những người mẹ người cha và bao nhiêu anh chị/ Khoác nặng trên đầu chít trắng khăn tang…
Dù sống trong vòng kìm kẹp, nhưng Nhân dân Vinh Phú vẫn luôn hướng về cách mạng. Còn cán bộ, du kích vẫn kiên cường bám trụ.
Khi đọc bảng danh sách liệt sĩ hy sinh thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, tôi bất ngờ khi biết chỉ riêng năm 1968, Vinh Phú đã có đến 73 liệt sĩ hy sinh, đủ thấy mức độ ác liệt của giai đoạn hậu Mậu Thân diễn ra ở vùng đất này như thế nào.
Trong số liệt sĩ hy sinh trong thời điểm ác liệt này, đến nay dân làng Mộc Trụ vẫn nhớ về tấm gương của liệt sĩ Hồ Hùng.
Ông Hoàng Đình Phiếm và ông Trần Đình Thiên thuật lại: Tháng 8/1968, du kích Hoàng Hùng (ở Mộc Trụ) sau khi bị trúng đạn ở một cánh tay, ông bị xe tăng địch phát hiện truy đuổi, gọi ông đầu hàng. Ông Hoàng Hùng giả hàng. Chúng lôi ông lên xe. Lợi dụng lúc bị đối phương bị che khuất tầm nhìn, du kích Hoàng Hùng liền rút nụ xòe quả thủ pháo giấu trong nách và leo lên xe. Khi chúng vừa đỡ anh lọt vào carbin xe cũng là lúc quả thủ pháo phát nổ. Tất cả cùng chết. Đồng chí Hồ Hùng hy sinh đã tạo điều kiện cho đồng đội trốn thoát.
Chuyện trò với những cựu du kích năm xưa, họ đều thừa nhận rằng, Mộc Trụ - làng quê bên đầm Thủy Tú tuy chưa trù phú nhưng từ khi có cầu Trường Hà, đường sá được mở mang, điều kiện làm ăn thuận lợi nên cuộc sống của bà con ngày trở nên khấm khá. Cái quý là những gia đình có công được Đảng và Nhà nước quan tâm, bà con làng xóm sớm tối có nhau nên nông thôn an bình.
Với người cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, họ chẳng mong gì hơn.
Phạm Hữu Thu
Nguồn Thừa Thiên Huế : https://huengaynay.vn/chinh-tri-xa-hoi/ve-moc-tru-nghe-chuyen-anh-hung-152984.html