Vì sao chúng ta phải quên đi điều đã học?

Vì sao chúng ta phải quên đi điều đã học?
7 giờ trướcBài gốc
“Trước khi con người có thể bắt tay vào làm cái mới, họ phải chấm dứt những gì đã quen thuộc và quên đi cách làm cũ”.
William Bridges
Người ta ước tính có đến 40% kiến thức bạn đã học ở đại học sẽ trở nên lạc hậu sau một thập niên. Trong công việc huấn luyện của tôi, một phần quan trọng là giúp khách hàng tìm hiểu xem làm thế nào họ có thể nổi trội trong thế giới ngày nay, khi mà những ý tưởng, kiến thức và lý thuyết trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhưng đồng thời, cũng trở nên lỗi thời nhanh chóng. Như phát biểu của sử gia Alvin Toffler, rất dễ để chúng ta cảm thấy tụt hậu trong thế kỷ 21 với áp lực không ngừng của việc học, quên đi kiến thức cũ rồi lại học kiến thức mới.
Học tập là không ngừng tiếp nhận những kiến thức mới. Ảnh: Psychology Magazine.
Học tất nhiên không phải chuyện khó - mỗi người đều có phương pháp học tập riêng, được sử dụng hằng ngày khi chúng ta đọc sách hướng dẫn, tìm hiểu các quy trình, tình huống và thách thức mới. Vấn đề thực sự chỉ bắt đầu khi bạn phải quên kiến thức cũ trước. Có thể bạn quá tin vào những gì mình đã biết nên rất khó để quên cái cũ và học cái mới. Mỗi ngày, chúng ta đều đối mặt với một thách thức là làm sao quên những gì chúng ta nghĩ là mình biết hay cách thức làm việc mà chúng ta vẫn cho là đúng trong đầu.
Quên những kiến thức cũ chính là một cuộc đấu tranh quyết liệt về mặt kiến thức trong thế kỷ 21 và những ai quên nhanh nhất, đồng thời học lại kiến thức mới nhanh nhất sẽ dẫn đầu.
Quên những kiến thức cũ chính là một cuộc đấu tranh quyết liệt về mặt kiến thức trong thế kỷ 21...
Thực hành
Từ bỏ kiến thức cũ
Hãy nghĩ việc quên kiến thức cũ là cách để chừa chỗ cho những kiến thức mới, cập nhật hơn, giống như xóa các tập tin cũ trên ổ cứng hay trang trí lại phòng ốc bằng cách gỡ những tấm dán tường cũ ra để sơn hoặc dán màu mới.
Vấn đề nằm ở chỗ, nếu thứ cần quên đã từng hữu ích với bạn trong quá khứ, bạn thường tin rằng nó sẽ tiếp tục hữu ích trong tương lai. Tiếc là không phải. Tập tin nào cũng có lúc lỗi thời và xu hướng nội thất luôn thay đổi. Người thành công nhất là người luôn sẵn sàng đặt câu hỏi về những điều mình biết, cởi mở đón nhận những mâu thuẫn và sẵn sàng quên đi những gì đã học.
Từ bỏ những kỳ vọng và giả định
Bạn cần tránh những ý tưởng, giả định và kỳ vọng có sẵn. Trước khi làm cái mới, đừng quá ám ảnh về những gì bạn mong đợi sẽ xảy ra. Hãy thay đổi tư duy, kỳ vọng vào sự bất ngờ, thách thức, thất bại và lại tiếp tục với một khởi đầu mới trong suy nghĩ. Hãy sẵn sàng gỡ bỏ mọi thành kiến. Kỳ vọng và giả định không bao giờ có tác dụng chuẩn bị cho bạn đối mặt với thực tế. Trải nghiệm sẽ luôn khác với những gì bạn mong đợi.
Nigel Cumberland/NXB Trẻ
Nguồn Znews : https://znews.vn/vi-sao-chung-ta-phai-quen-di-dieu-da-hoc-post1568410.html