Viêm khớp thoái hóa và đau khớp: Mối lo ngại gia tăng ở Đông Nam Á

Viêm khớp thoái hóa và đau khớp: Mối lo ngại gia tăng ở Đông Nam Á
một ngày trướcBài gốc
Vì sao ngày càng có nhiều người bị viêm khớp thoái hóa?
BS Lee Kong Hwee, Cố vấn Cao cấp chuyên khoa Phẫu thuật Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH) cho biết, số ca mắc viêm khớp thoái hóa ngày càng tăng tại khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân do sự kết hợp của nhiều yếu tố như lối sống, nhân khẩu học và y tế.
Ngày nay, nhiều người tham gia các hoạt động thể thao từ khi còn nhỏ, đặc biệt trong môi trường học đường. Điều này làm tăng nguy cơ chấn thương đầu gối do chơi thể thao, tai nạn hay vận động quá mức. Những chấn thương này không gây tác động ngay lập tức, mà làm bào mòn sụn khớp trong hàng chục năm sau, dẫn đến viêm xương khớp khởi phát sớm ở tuổi trung niên hoặc cao tuổi.
Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì cũng gây áp lực lên khớp. Khớp gối là khớp chịu trọng lượng chính của cơ thể, do đó, mỗi kilogram trọng lượng dư thừa sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối, đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn, gây đau nhức và hạn chế vận động.
BS Lee Kong Hwee, Cố vấn Cao cấp chuyên khoa Phẫu thuật Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH).
Theo BS Lee, tuổi thọ con người ngày càng cao cũng khiến khớp gối bị bào mòn theo thời gian. Một số bệnh lý tự miễn hoặc tiền sử chấn thương, phẫu thuật khớp gối cũng có thể làm tổn thương sụn, khiến thoái hóa khớp xuất hiện sớm hơn và tiến triển nhanh hơn ở một số người. Tất cả những yếu tố trên khiến ngày càng có người bị đau khớp sớm hơn trong cuộc sống.
Phát hiện sớm, can thiệp sớm - "chìa khóa" giúp bệnh nhân duy trì cuộc sống năng động
"Bệnh viêm xương khớp không thể chữa khỏi nhưng với việc can thiệp sớm, phương pháp điều trị phù hợp, bệnh nhân có thể lấy lại khả năng vận động, không đau đớn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng vận động, sự độc lập và sức khỏe tổng thể", BS Lee nhấn mạnh.
Theo đó, người bệnh có thể bị đau mãn tính và mất khả năng vận động. Cơn đau trở nên liên tục, ngay cả khi nghỉ ngơi, khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện. Cứng khớp và biến dạng khớp có thể dẫn đến mất khả năng vận động, làm giảm khả năng độc lập.
Một số có thể bị biến dạng khớp nghiêm trọng. Khi sụn bị mòn, các xương cọ xát vào nhau, dẫn đến mất cân bằng và khớp không ổn định. Đầu gối có thể cong bất thường vào trong hoặc ra ngoài, khiến việc đi lại càng đau đớn hơn.
Đồng thời nó cũng dẫn đến yếu cơ và ngã. Việc thiếu vận động dẫn đến teo cơ (sarcopenia), đặc biệt là ở cơ tứ đầu đùi, làm tăng nguy cơ ngã và gãy xương.
Đặc biệt, bệnh nhân có thể bị biến chứng sụp khớp hoàn toàn. Ở giai đoạn cuối của bệnh viêm xương khớp, khớp gối có thể bị thoái hóa hoàn toàn, khiến xương cọ xát vào xương. Lúc này, chỉ có phẫu thuật thay khớp gối toàn phần mới có thể phục hồi chức năng.
BS Lee cho biết thêm, Bệnh viện Đa khoa Singapore là đơn vị uy tín trong khu vực về chăm sóc chỉnh hình, cung cấp các phương pháp điều trị tiên tiến, kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến và phương pháp tiếp cận đa ngành để kiểm soát bệnh thoái hóa khớp.
Bệnh viện Đa khoa Singapore áp dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm vật lý trị liệu, tiêm thuốc, phẫu thuật ít xâm lấn giúp duy trì khớp gối tự nhiên và thay khớp gối toàn phần. Đây là một trong số ít bệnh viện trong khu vực chuyên về bảo tồn khớp gối, được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình hàng đầu.
Bệnh viện chú trọng vào các phương pháp can thiệp sớm như phẫu thuật đục xương sửa trục (osteotomy), ghép sụn và ghép sụn chêm, giúp trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa nhu cầu thay khớp gối toàn phần.
Phẫu thuật đục xương sửa trục có chi phí thấp hơn khoảng 20 - 30% so với phẫu thuật thay khớp nhân tạo nhưng mang lại kết quả tương đương. Trong khi đó, phẫu thuật thay khớp nhân tạo chỉ có tuổi thọ giới hạn từ 15 - 20 năm, còn các phương pháp duy trì khớp gối tự nhiên lại hiệu quả hơn về chi phí trong dài hạn.
Ở bệnh nhân trẻ, phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo thường dẫn đến việc phải phẫu thuật lại sớm do hao mòn khớp nhân tạo vì mức độ hoạt động cao và tuổi thọ dài hơn. Các ca phẫu thuật thay lại trong tương lai có thể tốn kém hơn do thời gian nằm viện kéo dài và chi phí cấy ghép khớp nhân tạo cao hơn.
SGH có hơn 40 chuyên gia cao cấp, mỗi người đều là chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực khác nhau về chấn thương đầu gối, hông và chấn thương thể thao. SGH là một trong những bệnh viện thực hiện nhiều các ca phẩu thuật thay khớp, bao gồm cà các ca phẫu thuật có robot hỗ trợ và các ca truyền thống trong khu vực, đảm bảo độ chính xác cao hơn và kết quả tốt hơn.
Tại SGH, bác sĩ theo dõi tiến trình phục hồi của bệnh nhân thông qua thiết bị công nghệ mang theo người.
SGH cũng là bệnh viện triển khai chương trình ERAS để thay khớp gối, cho phép một số bệnh nhân xuất viện chỉ một ngày sau phẫu thuật với kết quả phục hồi tốt hơn.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chăm sóc, phục hồi chức năng và theo dõi bởi đội ngũ chuyên nghiệp. SGH cung cấp dịch vụ tư vấn và vật lý trị liệu từ xa qua zoom, giúp bệnh nhân giảm bớt việc đi lại không cần thiết.
Thiết bị công nghệ mang theo người cũng sẽ giúp bác sĩ theo dõi tiến trình phục hồi chức năng và khả năng vận động theo thời gian thực, đảm bảo kết quả lâu dài tốt hơn. Những bệnh nhân cần phục hồi chức năng bổ sung có thể phục hồi tại các bệnh viện cộng đồng đối tác của SGH với chi phí thấp hơn trước khi trở về nhà.
Ngân Nguyễn
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/viem-khop-thoai-hoa-va-dau-khop-moi-lo-ngai-gia-tang-o-dong-nam-a-169250402095023831.htm