Xã Thuận An là đơn vị hành chính mới, một vùng đất giàu truyền thống ở cửa ngõ phía Đông Thủ đô, mang tên phủ Thuận An xưa thuộc trấn Kinh Bắc. Xã nổi bật với vai trò là một trung tâm kinh tế năng động, phát triển mạnh nông nghiệp chất lượng cao với các sản phẩm OCOP và có 4 khu cụm làng nghề tập trung.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ XÃ THUẬN AN
• Tên gọi chính thức: Xã Thuận An
• Đơn vị hành chính: Trực thuộc Thành phố Hà Nội
• Ngày hoạt động chính thức: 01/07/2025
• Nguồn gốc: Sáp nhập trên cơ sở diện tích và dân số của 4 xã thuộc huyện Gia Lâm trước đây.
• Diện tích tự nhiên: 29,67 km²
• Quy mô dân số: 68.292 người
• Mật độ dân số: ~2.302 người/km²
• Đặc điểm nổi bật: Cửa ngõ phía Đông Hà Nội, có 4 khu cụm làng nghề, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm OCOP (nấm Linh chi).
Xã Thuận An mới được hình thành từ những xã nào?
Xã Thuận An mới được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã thuộc huyện Gia Lâm trước đây, bao gồm:
Vì sao xã mới được đặt tên là Thuận An?
Việc lựa chọn tên gọi "Thuận An" cho đơn vị hành chính mới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
• Giá trị Lịch sử - Văn hóa: Trước kia vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Tên gọi Thuận An không chỉ mang ý nghĩa may mắn, thuận lợi mà còn có giá trị lịch sử, truyền thống.
• Giá trị nhận diện và kế thừa: Tên gọi này phù hợp với nguyên tắc đặt tên, giúp dễ nhận diện và hạn chế tối đa tác động đến người dân.
Xã Thuận An có vị trí địa lý, diện tích và dân số như thế nào?
• Vị trí địa lý: Xã Thuận An giáp các xã: Phù Đổng, Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh. Xã nằm ở cửa ngõ phía Đông của Thủ đô.
• Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích của xã là 29,67 km².
• Quy mô dân số: Tổng dân số của xã là 68.292 người.
Bản đồ hành chính xã Thuận An (TP. Hà Nội).
Hệ thống giao thông phát triển với quốc lộ 5A, 5B và vị trí tiếp giáp sông Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho xã trong việc kết nối liên vùng, thúc đẩy giao thương.
Trụ sở xã Thuận An ở đâu, lãnh đạo xã là ai?
Khi cần giải quyết các thủ tục hành chính, người dân và doanh nghiệp có thể đến làm việc tại trụ sở chính của xã:
• Địa chỉ: Đường Dương Đức Hiền, thôn Cừ Keo, xã Thuận An, Hà Nội.
• Lãnh đạo xã Thuận An: Đồng chí Trương Văn Học (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND), đồng chí Nguyễn Tuấn Khanh (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND), đồng chí Nguyễn Văn Đạt (Chủ tịch Ủy ban MTTQ).
Người dân cần lưu ý gì về các thủ tục hành chính và đất đai tại xã Thuận An?
Đây là vấn đề được chính quyền xã Thuận An mới đặc biệt quan tâm. Sau khi đi vào hoạt động, xã tập trung vào việc ổn định và hỗ trợ người dân. Các giấy tờ cũ vẫn còn giá trị pháp lý và sẽ được chuyển đổi dần khi người dân có nhu cầu giao dịch. Hiện tại người dân chưa cần phải làm lại các giấy tờ còn giá trị pháp lý nếu không cần thiết.
Đặc điểm kinh tế nổi bật của xã Thuận An là gì?
Xã Thuận An có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành kinh tế:
• Công nghiệp - Làng nghề: Trên địa bàn có 04 khu cụm làng nghề tập trung (Dương Quang, Lệ Chi, Phú Sơn, Đặng Xá). Các làng nghề thủ công đặc trưng như mây tre đan, mộc, nề vẫn được duy trì.
• Nông nghiệp chất lượng cao: Nổi bật với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó sản phẩm nấm Linh chi đã được công nhận OCOP, cùng với mô hình trồng bưởi VietGAP và hoa lan công nghệ cao.
Đời sống văn hóa - xã hội tại xã Thuận An có gì đặc sắc?
Xã Thuận An là vùng đất cổ có bề dày truyền thống và lịch sử, với đời sống văn hóa phong phú:
• Hệ thống di tích: Hiện có 7 đình làng và 5 chùa Phật giáo. Các công trình tiêu biểu như chùa Vạn Xuân, chùa Diên Phúc, đình Chi Đông, đình Sen Hồ có đường nét hoa văn trạm trổ độc đáo.
• Hệ thống y tế và giáo dục: Có 4 trạm y tế và hệ thống trường học các cấp được đầu tư đồng bộ, khang trang, đáp ứng tốt nhu vực chăm sóc sức khỏe và học tập của người dân.
Từ ngày 1/7/2025, thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau sắp xếp, thành phố có 51 phường và 75 xã.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu của quá trình hoàn thiện thể chế, cải cách bộ máy nhà nước, mà còn là cơ hội để Hà Nội cơ cấu lại không gian phát triển, nâng cao chất lượng quản trị đô thị, hiện đại hóa chính quyền để phục vụ nhân dân tốt hơn. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô thành đô thị thông minh, đáng sống và văn minh bậc nhất cả nước, giữ vững vai trò tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thông tin chi tiết và hữu ích về 126 xã, phường mới của Hà Nội người dân có thể truy cập TẠI ĐÂY
Các thông tin khác về xã Thuận An, quý vị có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Đài Hà Nội