1. Nói chuyện khó nghe, làm tổn thương người khác
Một hai lần nói những lời khó nghe, người ta có thể nghĩ rằng đó là nhanh mồm, nhanh miệng, "ruột để ngoài da". Nhưng nếu lần nào cũng như vậy, thì trí tuệ cảm xúc của người này chắc hẳn phải rất thấp. Ảnh minh họa
Có hay không những người bạn như thế này xuất hiện trong cuộc đời của bạn? Khi bạn đang vui vẻ theo dõi một bộ phim truyền hình thì cô ấy chạy tới tíu tít nói chuyện: "Sao cậu lại xem cái này, có ngốc mới xem mấy thứ thế này, vừa không bổ béo lại vừa lãng phí thời gian, đừng có mà xem nữa".
Bạn mua bộ quần áo mới, vừa mặc ra ngoài, cô ấy chỉ liếc vài cái rồi bắt đầu hỏi: "Cái áo này cậu mua bao nhiêu? Ôi dào, cậu bị mua đắt rồi, chẳng đẹp tí nào, phí cả tiền!"
Cô bạn của bạn cứ "vô tư" tạt cho bạn gáo nước lạnh ngay lúc mà bạn đang rất cao hứng, phá vỡ tâm trạng vui vẻ của bạn, nghĩ gì nói đó, hễ mở miệng là làm tổn thương, "đầu độc" tâm trạng của bạn.
Xin đừng nhầm lẫn những người ăn nói khó nghe là những người thẳng tính, bộc trực, không biết ăn nói.
Một hai lần nói những lời khó nghe, người ta có thể nghĩ rằng đó là nhanh mồm, nhanh miệng, "ruột để ngoài da".
Nhưng nếu lần nào cũng như vậy, thì trí tuệ cảm xúc của người này chắc hẳn phải rất thấp.
Nếu hàng ngày bạn giao tiếp với người bạn không hề quan tâm tới cảm nhận của bạn, thậm chí không ngần ngại làm tổn thương bạn hết lần này qua lần khác, thì đừng lưu luyến mà hãy cáo biệt sớm với họ.
Hãy nhìn vào cái giá mà những người này để rút ra bài học cho chính bản thân mình, bạn nhé!
2. Nói xấu người khác
Những người ngồi lê đôi mách thường rất dễ bị ghét, đặc biệt là những kẻ nói xấu sau lưng người khác.
Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), một trong tứ đại danh thần cuối thời nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa, đã từng viết trong một bức thư gửi người nhà như sau: "Thường nói chuyện thị phi, ắt là người thị phi."
Những người thường xuyên ăn nói huyên thuyên, chuyện bé xé ra to ắt không phải là hạng người tốt. Gây chuyện ắt sẽ có ngày gặp chuyện, đó là luật nhân quả ở đời.
Ngược lại, người thực sự thông minh sẽ luôn tìm cách học hỏi hoặc cải thiện bản thân trong thời gian rảnh, tránh lãng phí thời gian và năng lượng của mình.
Những người ngồi lê đôi mách thường rất dễ bị ghét, đặc biệt là những kẻ nói xấu sau lưng người khác. Ảnh minh họa
3. Nói những câu chứa đựng năng lượng tiêu cực
Bên cạnh bạn có hay không những người bạn luôn lan tỏa ra năng lượng tiêu cực?
Nếu không oán trách về giá cả leo thang thì cũng là phàn nàn hôm nay xe buýt tới muộn, ngày nắng trách trời quá nóng, ngày mưa trách đường xá ướt nhẹp.
Mỗi ngày có biết bao chuyện xảy ra nhưng lại chỉ có thể nghe được những tin xấu từ cô ấy.
Những người bạn như vậy giống như một cỗ máy chuyên thu thập năng lương xấu, ngày nào cũng không ngớt truyền tới bạn những năng lượng tiêu cực, cũng như tâm trạng không tốt.
Bản thân họ không vui vẻ, lạc quan đã đành, lại làm hỏng những ngày tháng tươi đẹp của người khác.
Cuộc sống của mỗi người đều có những lúc không thuận buồm xuôi gió, quan trọng là thái độ của chúng ta trên mỗi bước đường đời.
Cuộc sống giống như một tấm gương, chúng ta nhìn nó với tâm trạng gì thì nó sẽ phản hồi lại chúng ta bằng sắc thái đó.
Rất nhiều việc sẽ trở nên khác đi khi chúng ta đối diện với thái độ lạc quan.
Một người dần trưởng thành khi họ trở nên lắng đọng, điềm tĩnh nhưng vẫn lạc quan đối diện mọi khó khăn.
Và một người thực sự tốt với bạn là người luôn mang tới bạn nụ cười, năng lượng tích cực. Vì vậy, hãy tránh xa những người mang nguồn năng lượng tiêu cực.
4. Nói chuyện kiêu căng, ngạo mạn
Trong quá trình giao tiếp, trước tiên hãy thẳng thắn và đừng nói những lời ngạo mạn khiến người khác phản cảm.
Bên cạnh đó, đừng dễ dàng tiếp nhận những việc bạn không thể làm, bởi một khi thất tín, bạn sẽ đánh mất sự tín nhiệm người khác dành cho mình.
Đừng vì sự hư vinh của mình mà nói chuyện một cách ngạo mạn và bộc lộ những thiếu sót của bản thân. Bởi vì làm như vậy chỉ khiến bạn mất nhiều hơn được.
Nên học cách khiêm tốn, chớ kiêu ngạo kẻo có ngày rước họa vào thân.
5. Nói chuyện khoe khoang, khoác lác sai sự thật
Chắc hẳn bạn đã từng thấy những người thích khoác lác, ba hoa chích chòe, cứ hứa hẹn rồi để đó không làm, trước mặt thì nói một đằng, nhưng quay ra lại nói một nẻo, ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Tưởng chừng như bạn chẳng thể biết trong lời nói của họ, có bao nhiêu phần là thật?
Bạn luôn phải băn khoăn trong lời anh ta nói, đâu là thật, đâu là giả? Thế nhưng bất luận là thật hay giả, một người dối trá chắc chắn không coi bạn là bạn.
Trong mối quan hệ bạn bè, chúng ta có thể giữ cho riêng mình những bí mật nhỏ, nhưng không thể tồn tại quá nhiều sự dối trá.
Người ta có thể thích thể diện, thích khoe khoang, nhưng không thể lấy đó làm lý do cho những lời nói dối.
Chân thành chính là nền tảng của các mối quan hệ. Vậy nên khi bạn chơi với một người sống không thật tâm, nói dối thành thần, chỉ làm lãng phí thời gian, không nghĩa lý gì.
Tường Vy (t/h)