6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe

6 thời điểm không nên uống nước cam để tránh gây hại sức khỏe
10 giờ trướcBài gốc
Uống nước cam hàng ngày có tốt không?
Nước cam tươi là một trong những loại nước hoa quả được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng thường xuyên. Đây là loại thức uống bổ dưỡng, giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da và hỗ trợ tiêu hóa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một cốc nước cam tươi chứa 112 calo, 2g chất đạm, 0g chất béo, 26g carbohydrate, 0g chất xơ, 21g đường…
Nước cam hầu như không chứa tinh bột hoặc chất xơ. Hầu như tất cả carbohydrate của nó đều có ở dạng đường. Đường tự nhiên (fructose) mang lại cho nước cam hương vị ngọt ngào đặc trưng.
Chỉ cần một cốc nước cam, cơ thể đã được đáp ứng 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Nước cam cũng chứa nhiều chất chống ôxy hóa mạnh, nước cam có tác dụng chống viêm và tăng cường sức khỏe.
Uống nước cam bao nhiêu là đủ?
Rất nhiều người cho rằng uống nước cam thường không gây hại cho sức khỏe. Điều đó chỉ đúng khi bạn uống nước cam đúng cách. Ngược lại, uống nước cam một cách thiếu khoa học có thể dẫn đến những rủi ro không đáng có đối với sức khỏe. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ càng về những lưu ý khi uống nước cam để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
Theo nghiên cứu, 200ml nước cam nguyên chất chứa khoảng 60mg vitamin C, tương đương 100% vitamin C nhu cầu của cơ thể trong một ngày. Vì vậy, uống quá nhiều nước cam sẽ gây dư thừa lượng vitamin C không cần thiết cho cơ thể. Còn với trẻ em, chỉ uống khoảng 100ml nước là đủ.
Thời điểm uống nước cam tốt nhất là vào buổi sáng. Đây là thời điểm tốt nhất, giúp dạ dày dễ hấp thu các chất dinh dưỡng. Hoặc có thể uống sau khi ăn 1 - 2 giờ để khi không quá no cũng không quá đói để bảo vệ dạ dày tốt nhất.
6 thời điểm được khuyến cáo không nên uống nước cam
Không uống nước cam ngay sau khi đánh răng
Đây là một thời điểm tuyệt đối không nên uống nước cam, nhưng rất nhiều người mắc phải. Sau khi đánh răng, miệng vẫn còn tồn dư lượng nhỏ fluor và chất tẩy rửa từ kem đánh răng. Nếu uống nước cam ngay lúc đó, axit trong cam sẽ phản ứng với fluor và các chất hóa học, tạo ra hợp chất gây tổn hại men răng, khiến răng dễ bị ê buốt và mòn dần theo thời gian.
Ngoài ra, axit có trong nước cam cũng làm yếu lớp men răng tạm thời sau khi vừa chải răng xong – thời điểm răng nhạy cảm nhất.
Ảnh minh họa
Không uống khi bị viêm loét dạ dày
Với những người có vấn đề về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm hang vị, trào ngược axit hoặc hội chứng ruột kích thích (IBS), uống nước cam có thể làm tình trạng nặng hơn. Lượng axit trong cam làm tăng độ chua trong dạ dày, gây kích ứng lớp niêm mạc vốn đã bị tổn thương.
Tương tự, nếu bạn đang bị tiêu chảy, đầy bụng hay đau bụng, uống nước cam sẽ làm nặng thêm triệu chứng.
Không uống nước cam vào buổi tối
Buổi tối là lúc cơ thể nghỉ ngơi và không tốn năng lượng. Nếu uống nước cam vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể dư thừa năng lượng và tích tụ nước, chất béo ở bụng.
Uống nước cam vào buổi tối còn dễ gây tiểu đêm, làm mất ngủ, axit trong cam ảnh hưởng đến men răng. Uống trước khi ngủ còn ảnh hưởng đến thận, nguy cơ dư thừa khoáng chất, gây sỏi.
Không uống khi ăn hải sản
Khi ăn hải sản, để hạn chế cảm giác bị tanh miệng, nước ngọt hay nước hoa quả luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng nước cam lại không nên nằm trong số những sự lựa chọn đó. Lý do là bởi phần lớn hải sản đều chứa lượng lớn asen pentavenlent độc hại.
Trong đó, vitamin C có trong cam sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín, rất dễ gây đau bụng hoặc ngộ độc cấp tính gây nguy hại đến sức khỏe.
Chính vì vậy, tuyệt đối không uống nước cam khi đang ăn hải sản mà chỉ nên uống nước ngọt hoặc các loại trà, nước hoa quả chứa nhiều axit như nước chanh…
Không uống khi đang đói
Uống nước cam khi đói gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày. Lượng vitamin C trong nước cam có thể tương tác với acid trong dạ dày, gây ra viêm loét nếu tiêu thụ với một lượng lớn.
Uống nước cam lúc đói cũng khiến những người đang mắc bệnh dạ dày dễ bị tăng nồng độ acid, dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng và làm cho tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng thêm.
Không uống sau khi uống thuốc
Nước cam có thể gây tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị cao huyết áp. Các thành phần trong nước cam như flavonoid hoặc axit ascorbic có thể cản trở hoặc làm thay đổi cách thuốc được cơ thể hấp thụ, khiến thuốc mất tác dụng hoặc gây tác dụng phụ.
Ví dụ, nước cam có thể làm giảm khả năng hấp thu của thuốc kháng sinh nhóm tetracycline, làm mất hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc tim mạch, nếu kết hợp với nước cam, còn có thể gây tăng độc tính.
M.H (th)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/6-thoi-diem-khong-nen-uong-nuoc-cam-de-tranh-gay-hai-suc-khoe-172250714074724959.htm