Bé trai đang chơi trong nhà thì hét lớn vì tay bốc lửa, phản ứng của bà nội làm ai cũng phẫn nộ

Bé trai đang chơi trong nhà thì hét lớn vì tay bốc lửa, phản ứng của bà nội làm ai cũng phẫn nộ
8 giờ trướcBài gốc
Nghịch ngợm là bản chất của những đứa trẻ, nó giống như con dao hai lưỡi, một mặt có thể giúp trẻ phát triển sự tò mò, khám phá, nhưng nếu vượt ranh giới an toàn thì việc rơi vào tình huống nguy hiểm, nặng còn đe dọa đến tính mạng của trẻ là chuyện không hiếm xảy ra.
Điển hình như trường hợp dưới đây được trang mạng xã hội Trung Quốc đưa tin hồi đầu tháng 9, thu hút sự chú ý của nhiều người. Cụ thể, theo đoạn video chia sẻ, tại một ngôi nhà ở Thiều Quan, Quảng Đông, cậu bé 6 tuổi đang nghịch trong bếp thì bất ngờ có tiếng nổ lớn, lửa bùng lên dữ dội rồi bén vào ống tay áo bên phải của đứa trẻ bốc cháy.
Cậu bé chơi gần bếp nên bị lửa bén vào cánh tay.
Cậu bé sợ hãi nhanh chóng đứng dậy chạy về phía bể nước phía sau, đưa tay vào bể để dập lửa, thế nhưng tình hình vẫn không khả quan. Lúc này vết bỏng khiến đứa trẻ đau rát, hét lớn kêu cứu, tuy nhiên không ai có mặt ở quanh đó phản hồi.
Cậu bé đã cố gắng hết sức để tự cứu mình, và cuối cùng cũng dập tắt được ngọn lửa trên cánh tay. Cậu bé sợ hãi đến mức toàn thân run rẩy và khóc lóc đau đớn. Nhiều người đều nghĩ việc quan trọng nhất lúc này là gia đình phải phát hiện để đưa đứa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Người bà không quan tâm cháu bị thương, chỉ lo tìm cách dập lửa rồi đánh mắng cháu khiến nhiều người phẫn nộ.
Nhưng không ai ngờ rằng, ngay khi bà của cậu bé biết chuyện, việc đầu tiên bà làm không phải là an ủi, hỏi han tình hình cháu trai mà là chạy vào bếp tìm cách dập lửa, sau đó liền vung tay vừa đánh vừa mắng cháu trai vì tội nghịch ngợm.
Cậu bé đứng dậy chạy ra cổng và khóc. Trong video, có thể thấy phần vải ở tay áo của cậu đã bị đốt cháy thành từng mảnh. Vậy mà người bà lại chẳng thèm để tâm đến cháu trai khiến cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.
Cuối cùng đứa trẻ nhập viện trong tình trạng bị bỏng nặng, phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt, chỉ thiếu một chút nữa thôi là có thể tính mạng của cậu bé đã không thể giữ được bởi tình huống xảy ra thực sự rất nguy hiểm, như đang đứng ở bờ vực giữa sự sống và cái chết.
Cậu bé bị bỏng nặng phần cánh tay bên phải.
Suy cho cùng, trẻ nghịch ngợm rồi gây ra chuyện quả thực là sai, và không ai muốn thấy hậu quả của những trò nghịch nguy hiểm. Nhưng sai lầm đã xảy ra rồi, điều mà người lớn nên làm là kịp thời ngăn chặn sự tổn thương và đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, còn hơn là dành thời gian chỉ trích, la mắng để dạy trẻ một bài học rồi bỏ lỡ giai đoạn chữa trị tốt nhất.
Theo các chuyên gia và bác sĩ Nhi, tình huống trẻ nhỏ bị bỏng là một tình huống khẩn cấp đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng và đúng đắn. Vì vậy, bố mẹ hoặc người lớn cần phải thuộc lòng các bước sơ cứu quan trọng sau đây:
- Di chuyển trẻ ra khỏi nguồn nhiệt: Người lớn cần ngay lập tức kéo trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng, chẳng hạn như vùng lửa, nồi nóng, hay vật liệu nóng. Điều này giúp ngăn chặn quá trình bị bỏng tiếp tục phát triển.
- Tắt nguồn gây bỏng: Nếu có thể, người lớn nên kịp thời tắt nguồn gây bỏng, chẳng hạn như tắt bếp ga, rút phích cắm điện hoặc dập tắt lửa.
- Làm nguội vết bỏng: Đặt vùng bỏng dưới nguồn nước lạnh (không đá) trong khoảng 10-20 phút. Nước lạnh giúp làm giảm nhiệt độ vùng bỏng và giảm đau. Tránh sử dụng nước đá hoặc các chất lạnh trực tiếp lên vùng da nhạy cảm của trẻ để tránh gây hại.
- Gỡ bỏ quần áo hoặc vật liệu bị bám: Nếu quần áo hoặc vật liệu bám vào vùng bỏng không quá chặt, người lớn hãy cẩn thận gỡ bỏ chúng. Đừng cố gắng gỡ bỏ những vật liệu bám chặt hoặc đứt rách, vì nhân viên y tế chuyên nghiệp sẽ xử lý nó chuẩn hơn.
- Che chắn và bảo vệ vùng bỏng: Sử dụng vật liệu sạch, không gây kích ứng như khăn mềm hoặc gạc y tế để che chắn vùng bỏng của trẻ. Điều này giúp bảo vệ vùng bỏng khỏi bụi bẩn và ngăn không khí tiếp xúc trực tiếp với vùng da bỏng non yếu của trẻ.
- Đến ngay bệnh viện hoặc gọi cấp cứu: Sau khi cung cấp sơ cứu ban đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi số cấp cứu để được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bỏng và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, như vệ sinh vùng bỏng, bôi thuốc và băng bó.
Lưu ý rằng việc sơ cứu chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình điều trị bỏng. Việc tìm đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp là rất quan trọng, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả cho trẻ.
Nguồn Góc nhìn pháp lý : https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/be-trai-dang-choi-trong-nha-thi-het-lon-vi-tay-boc-lua-phan-ung-cua-ba-noi-lam-ai-cung-phan-no-9548.html