Trung Quốc đang xây dựng lò phản ứng nhiệt hạch - phân hạch đầu tiên trên thế giới, dự kiến hoàn thành vào năm 2031. (Ảnh: Facebook/Asiatimes)
"Lò phản ứng lai" này có tên Xinghuo, trị giá 2,76 tỷ USD, đặt tại tỉnh Giang Tây và được kỳ vọng tạo ra 100 megawatt điện liên tục. (Ảnh: Gizmodo)
Công nghệ lai kết hợp nhiệt hạch (fusion) và phân hạch (fission) giúp tăng hiệu suất và giảm nguy cơ sự cố hạt nhân. (Ảnh: Viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc)
Nếu thành công, Trung Quốc sẽ vượt qua các cường quốc như Mỹ và châu Âu trong cuộc đua công nghệ hạt nhân thế hệ mới. (Ảnh: scmp)
Dự án do Tập đoàn Điện lực Giang Tây triển khai, với sự tham gia của các công ty nhà nước và Viện nghiên cứu hàng đầu. (Ảnh: nucnet)
Bắc Kinh dự kiến hoàn thiện thiết kế vào năm 2024, thử nghiệm thiết bị từ 2026-2027 và lắp ráp vào 2028-2029. (Ảnh: scmp)
Tuy nhiên, dự án này đối mặt với nhiều thách thức về công nghệ, nhân lực và chi phí nghiên cứu, có thể kéo dài thời gian thực hiện. (Ảnh: South China Morning Post)
Dù vậy, Trung Quốc vẫn đặt mục tiêu thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch vào năm 2050, định hình tương lai ngành điện hạt nhân toàn cầu.(Ảnh: Portail Free)
Mời quý độc giả xem thêm video: Pin hạt nhân Zhulong-1 với tuổi thọ hàng trăm năm.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-mat-an-giau-ben-trong-lo-phan-ung-lai-doc-nhat-the-gioi-2093298.html