Khi cơ thể bị thiếu iốt, sẽ có những biểu hiện rất tinh tế, thường bị hiểu lầm hoặc bỏ qua. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu iốt không phổ biến cần lưu ý để bổ sung kịp thời:
Mặt hoặc mắt sưng húp: Mặt hoặc mắt sưng dai dẳng, không biến mất mặc dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt, có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng thiếu iốt. Điều này là do nồng độ iốt thấp, có thể phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, gây sưng ở những vùng không mong muốn như mặt…
Khàn giọng hoặc có u cục ở cổ:Thay đổi giọng nói như khàn giọng hoặc cảm thấy có u cục ở cổ mà không có lý do rõ ràng nào, có thể là dấu hiệu của tuyến giáp to (bướu cổ). Mặc dù bướu cổ là bệnh phổ biến, nhưng cảm giác căng cứng hoặc thay đổi giọng nói có thể là triệu chứng sớm và ít rõ ràng hơn của tình trạng thiếu iốt.
Nhịp tim chậm bất thường có thể là một trong số nguyên nhân chỉ ra tình trạng thiếu iốt.
Nhịp tim không đều: Cảm giác rung hoặc nhịp tim chậm bất thường đôi khi có thể chỉ ra tình trạng thiếu iốt. Các hormone tuyến giáp phụ thuộc vào iốt, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim khỏe mạnh. Nếu không có đủ iốt, tim có thể gặp khó khăn trong việc duy trì nhịp đập.
Thay đổi tâm trạng hoặc cáu kỉnh không rõ nguyên nhân: Sự thăng trầm của cảm xúc là một phần của cuộc sống, nhưng tình trạng thiếu iốt có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hóa học của não, dẫn đến thay đổi tâm trạng bất thường hoặc lo lắng gia tăng. Do đó, đối với người luôn cảm thấy quá lo lắng, thay đổi tâm trạng hoặc luôn cáu kỉnh... có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu iốt.
Cảm giác ngứa ran hoặc tê ở tay và chân: Cảm giác ngứa ran hoặc tê lạ ở tay và chân có thể là dấu hiệu bị bỏ qua của tình trạng thiếu iốt. Điều này xảy ra do nồng độ hormone tuyến giáp thấp, làm giảm chức năng thần kinh, dẫn đến những cảm giác khó chịu này.
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ: Đối với phụ nữ, tình trạng thiếu iốt có thể biểu hiện bằng chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng kinh nguyệt ra nhiều hoặc thậm chí là khó thụ thai. Iốt đảm bảo chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường, có liên quan chặt chẽ đến sự cân bằng nội tiết tố, đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản.
Vết thương chậm lành: Nếu vết cắt, vết xước hoặc vết bầm tím mất nhiều thời gian để lành hơn bình thường cũng là một dấu hiệu cảnh báo thiếu iốt. Tuyến giáp hoạt động chậm do thiếu iốt có thể làm suy yếu quá trình phục hồi của cơ thể, khiến quá trình phục hồi chậm hơn bình thường.
Những dấu hiệu không phổ biến này làm cho chúng ta nghĩ rằng sẽ không liên quan đến iốt, nhưng thực tế chúng lại có liên quan sâu sắc đến sức khỏe tuyến giáp và nồng độ iốt. Nếu không được kiểm soát, tình trạng thiếu iốt có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm suy giáp hoặc các vấn đề về phát triển ở trẻ em.
2. Bổ sung iốt như thế nào?
Nhu cầu iốtkhuyến nghị cho người Việt Nam (microgam/ngày)
Nguồn: Viện Dinh dưỡng.
Nguồn thực phẩm cung cấp iod
Các nguồn thực phẩm giàu iốt bao gồm:
Sữa bò và các sản phẩm từ sữa Trứng Cá biển Động vật có vỏ...
Iốt cũng có thể được tìm thấy trong thực phẩm từ thực vật, chẳng hạn như ngũ cốc và hạt, nhưng hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào lượng iốt trong đất nơi cây được trồng.
Các thực phẩm tăng cường iốt.
Hầu hết mọi người đều có thể hấp thụ đủ lượng iốt cần thiết bằng cách áp dụng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng. Tuy nhiên, đối với người đang theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt và không ăn cá, trứng, sữa bò hoặc các sản phẩm từ sữa khác, có thể cân nhắc đến các thực phẩm tăng cường iốt hoặc cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung iốt. Một số loại đồ uống có nguồn gốc thực vật (như đậu nành hoặc yến mạch) cũng được bổ sung iốt (cần kiểm tra nhãn để xem có chứa iốt không).
Đối với người đang cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung đúng liều lượng phù hợp với tình trạng của mình, vì dùng liều cao iốt trong thời gian dài có thể làm thay đổi cách hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo Viện Dinh Dưỡng, sử dụng muối ăn có bổ sung iốt hàng ngày là biện pháp chính để phòng chống các rối loạn do thiếu iốt...
Mời bạn xem thêm video:
Dấu hiệu âm thầm khó nhận biết của bệnh suy giáp | SKĐS