Tập thể dục có tác dụng gì với người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống?

Tập thể dục có tác dụng gì với người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống?
3 giờ trướcBài gốc
1. Vai trò của tập luyện với người bị Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
NỘI DUNG:
1. Vai trò của tập luyện với người bị Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
2. Các bài tập cho người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
2.1. Yoga
2.2. Các bài tập khác
3. Những lưu ý khi tập luyện ở người bị Hội chứng viêm hệ thống
Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống là phản ứng phòng vệ quá mức của cơ thể đối với tác nhân gây căng thẳng có hại như nhiễm trùng, phẫu thuật, thiếu máu cục bộ, viêm cấp tính, ung thư... và làm xuất hiện tình trạng viêm nghiêm trọng khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến suy cơ quan có hồi phục hoặc không hồi phục, thậm chí tử vong. Người bệnh khi mắc hội chứng đáp ứng viêm hệ thống cần được điều trị tại bệnh viện.
Việc thực hiện các bài tập cần theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm mục tiêu:
- Giảm các triệu chứng căng thẳng, stress, giúp người bệnh phấn chấn hơn, ngủ tốt hơn.
- Tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm tác dụng phụ khi điều trị bằng kháng sinh.
- Ổn định nhịp tim, nhịp thở của cơ thể.
2. Các bài tập cho người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
2.1. Yoga
Bài tập hít thở sâu:Giúp ổn định, điều hòa nhịp thở, cung cấp oxy cho cơ thể.
Cách thực hiện:
Ngồi khoanh tròn chân hoặc ngồi tư thế hoa sen, giữ thẳng lưng và vai, hai tay đặt trên hai đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên.
Mắt nhắm lại hít thở bình thường trong một phút, thư giãn toàn bộ khuôn mặt.
Thở ra tầm 4 - 5 giây đẩy hết khí ra bên ngoài hóp bụng vào tới xương sống, hít vào thật chậm.
Tập trong vòng 3 đến 5 phút.
Tư thế chim bồ câu nằm: Giúp người bệnh mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống thư giãn tinh thần, tránh căng thẳng.
Tư thế chim bồ câu nằm giúp người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống thư giãn, ổn định nhịp tim.
Cách thực hiện:
Ngồi duỗi thẳng chân trên thảm, gập chân phải ở phía trước, chân trái duỗi thẳng ra phía sau, úp mu bàn chân xuống sàn.
Sau đó từ từ gập người về phía trước sao cho thân trên đè lên chân phải, dồn trọng lượng lên chân phải, cố gắng hạ trán xuống thảm hoặc đặt trên cẳng tay (như hình dưới).
Điều chỉnh hông vuông góc sàn và cân bằng trọng lượng ở cả hai bên.
Tư thế chó ngửa mặt: Giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
Cách thực hiện:
Nằm sấp trên thảm, mu bàn chân áp xuống sàn, hai tay đặt xuôi theo người.
Nhẹ nhàng gấp khuỷu tay, đặt lòng bàn tay bên cạnh sườn, ở vị trí ngang ngực.
Hít sâu vào, ấn lòng bàn tay xuống sàn, nhẹ nhàng nhấc thân rời khỏi thảm, trọng lượng cơ thể dồn lên đầu bàn chân và bàn tay.
Mắt nhìn về phía trước, có thể hơi nghiêng đầu về sau, cổ tay thẳng với vai, cổ không kéo quá căng.
Giữ tư thế trong 30 giây rồi từ từ thở ra và thả lỏng.
Cách thực hiện tư thế chó ngửa mặt.
Tư thế con bướm:Giúp cơ thể thư giãn, ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện:
Bắt đầu bằng cách ngồi gập gối để úp hai lòng bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay ôm lấy đầu ngón chân và kéo sát về phía cơ thể.
Hít thở đều và nhấn đùi sát xuống sàn nhà.
Thả lỏng và nâng đầu gối bạn lên ở vị trí tự nhiên, thoải mái.
Lặp lại động tác từ 15 đến 20 lần.
2.2. Các bài tập khác
- Đi bộ: Đi bộ nhẹ nhàng ở công viên hoặc đi bộ trên máy tập giúp tăng cường lượng máu, oxy não, giảm lo âu, ăn ngủ tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch. Đi bộ 30-40 phút, ngày 02 lần vào sáng sớm, chiều tối.
- Tập thể dục nhịp điệu, khiêu vũ, nghe nhạc: Các hoạt động này giúp người bệnh vui vẻ, giảm căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch.
- Đạp xe đạp: Người mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống có thể đạp xetại chỗ hoặc đạp xe trên đường để thư giãn tinh thần, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cơ thể.
3. Những lưu ý khi tập luyện ở người bị Hội chứng viêm hệ thống
Thời điểm tập tốt trong ngày: Nên tập vào 6-7h buổi sáng và 5-6h chiều, tránh tập luyện khi cơ thể mệt mỏi, tránh tập đêm khuya gây mất ngủ. Thời gian tập nên kéo dài từ 20 phút đến 40 phút một ngày.
Trong giai đoạn bệnh cấp tính sốt, cơ thể mệt mỏi, lo âu, tim đập nhanh, khó thở không được tập luyện ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi bệnh ổn định bắt đầu tập, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
Cách tập không gây hại sức khỏe:
Chọn bài tập phù hợp, cường độ tập tăng dần, nên phối hợp nhiều bài tập đạt hiệu quả tốt nhất.
Mặc quần áo thoải mái nhưng cần giữ ấm trong mùa đông.
Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, hoa mắt thì dừng tập ngay.
Tránh xa chất kích thích như rượu, thuốc lá, cà phê...
Mời bạn xem tiếp video:
Viêm dạ dày có làm gia tăng nguy cơ ung thư? | SKĐS
BS. Vũ Duy Thành
Nguồn SK&ĐS : https://suckhoedoisong.vn/tap-the-duc-co-tac-dung-gi-voi-nguoi-mac-hoi-chung-dap-ung-viem-he-thong-169250115120753382.htm