Đề xuất tăng số lượng, thẩm quyền của lãnh đạo UBND chính quyền 2 cấp

Đề xuất tăng số lượng, thẩm quyền của lãnh đạo UBND chính quyền 2 cấp
7 giờ trướcBài gốc
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn
Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự phiên họp. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên thảo luận.
Cử tri ủng hộ, tích cực tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp
Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổsung một số điều của Hiến pháp năm 2013, các đại biểu Quốc hội thống nhất nhậnđịnh, công tác sửa đổi Hiến pháp đã được tiến hành một cách thận trọng, kháchquan, dân chủ, khoa học, thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định củapháp luật, được tổ chức quán triệt, triển khai trong cả hệ thống chính trị và lâýý kiến rộng rãi của nhân dân.
Đặc biệt, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc tăng cường vậnđộng nhân dân góp ý qua hệ thống VNeID đã được cử tri ủng hộ và tích cực thamgia. Việc ứng dụng công nghệ số vào lấy ý kiến nhân dân không chỉ là bước tiếnmạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính, mà còn thể hiện quyết tâm xây dựng mộtChính phủ điện tử phục vụ nhân dân hiệu quả, thiết thực với tinh thần dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng.
Bên cạnh đó, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa) đề nghịtiếp tục rà soát dự thảo tại Điều 110 quy định các đơn vị hành chính của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vàcác đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
“Các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quy định như dự thảo là mở, nhưng sẽ dẫn đến cách hiểu có thể nhiều hơn mộtđơn vị hành chính dưới tỉnh và sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau về các đơn vịhành chính dưới tỉnh. Hơn nữa sẽ không phù hợp với chủ trương nhất quán xây dựngchính quyền địa phương hai cấp (cấp tỉnh, cấp xã) theo tinh thần Nghị quyết củaTrung ương”, đại biểu đề nghị nên quy định cụ thể các đơn vị hành chính gồm tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các xã phường, đặc khu.
Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) cho biết, Điều 110đang đề xuất việc xác định các loại đơn vi hành chính dưới tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập chia các đơn vịhành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định; dự thảođang đề nghị bỏ câu "phải lấy ý kiến nhân dân địa phương". Đại biểu đềnghị giữ nguyên nội dung "Việc thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự,thủ tục do luật định”.
Tuy nhiên, đại biểu Trần Quang Minh (Đoàn Quảng Bình) đồngtình với việc bỏ nội dung “phải lấy ý kiến nhân dân” khi thành lập, giải thể,nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính vì có những việc không phù hợpvới thực tế và đa số nhân dân cho rằng đây là việc làm hình thức, tốn kém kinhphí và thời gian, tạo tâm lý không thoải mái cho cử tri và nhân dân khi thực hiệnquyền làm chủ…
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) phát biểu thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn
Tăng thẩm quyền đi kèm giám sát
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đượccác đại biểu Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận. Đại biểu Phạm Văn Hòa(Đoàn Đồng Tháp) đề nghị tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy môdân số và diện tích, bởi sau sắp xếp, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành rất lớn, nênviệc tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh là cần thiết.
Về việc cho phép UBND cấp xã thành lập Trung tâm phục vụhành chính công, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị không cho phép cấp xã thành lậpmà sẽ thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công liên khu vực trực thuộc UBNDcấp tỉnh. “Mô hình này tại Hà Nội đang triển khai rất tốt, nếu mỗi xã đều thànhlập một trung tâm là không cần thiết, bởi có xã không thực hiện sắp xếp, quy mônhỏ sẽ gây lãng phí”, đại biểu nói.
Nhất trí với quy định của dự thảo luật cho phép UBND cấp tỉnhđược đề xuất với Chính phủ đề nghị Quốc hội phân quyền cho cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền ở địa phương, tuy nhiên đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn HàNam) cho rằng, dự thảo Luật chưa quy định về việc xem xét, giải quyết của Chínhphủ sau khi nhận được đề xuất của UBND tỉnh. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan chủtrì soạn thảo nghiên cứu bổ sung trách nhiệm xem xét giải quyết của Chính phủsau khi được đề xuất của UBND tỉnh về phân quyền để bảo đảm tính phù hợp, thốngnhất, thuận lợi trong thực tiễn thực hiện.
Các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội tham dự phiên họp. Ảnh: media.quochoi.vn
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Quảng Ninh) đề nghị cần đềcao hơn nữa trách nhiệm của Chủ tịch UBND nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả điêùhành, tăng cường vai trò cá nhân người đứng đầu. Đặc biệt, trong các tình huốngkhẩn cấp, cần quyết định nhanh; trong quản lý hành chính, dịch vụ công, Chủ tịchUBND cần có thẩm quyền phân công, kiểm tra và xử lý kịp thời, không bị “lệ thuộc”hoàn toàn vào tập thể. “Vì vậy, cần rõ hơn phạm vi, thẩm quyền của Chủ tịchUBND, phân định minh bạch trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể; tăng cơchế kiểm soát và đánh giá công vụ cá nhân, nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vàquản trị công”, đại biểu nói.
Còn đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn Đồng Nai) đề nghị cần thiếtlàm rõ thêm các cơ chế kiểm soát và trách nhiệm giải trình của UBND. Trong đó,đại biểu bổ sung quy định bắt buộc về công khai, minh bạch các quyết định củachính quyền địa phương cấp xã, đặc biệt là những quyết định liên quan đến ngânsách, đất đai, đầu tư. Đặc biệt, cần tăng cường số lượng đại biểu HĐND chuyêntrách, cũng như tăng cường hoạt động giám sát của HĐND.
“Khối lượng nhiệm vụ của UBND cấp xã là rất lớn; nếu khôngtăng cường cơ chế giám sát của HĐND, nhất là tăng cường đại biểu chuyên trách,thì sẽ khó phát huy quyền và nghĩa vụ của cơ quan dân cử ở địa phương”, đại biêủTrịnh Xuân An nói.
Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn Hà Nội) thảo luận. Ảnh: media.quochoi.vn
Cần quy định cụ thể về chính quyền đô thị
Dẫn chứng lịch sử của các nước trên thế giới cũng theo môhình chính quyền 2 cấp, đại biểu Nguyễn Trúc Anh (Đoàn Hà Nội) cho rằng, đểphát triển quản lý đô thị, cần có ban hoặc khu vực phát triển đô thị, được giaothẩm quyền giống như chính quyền đô thị. Hay về vấn đề đặc khu, đại biểu bày tỏmong muốn trong dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), vấn đề đặckhu không nên gói gọn trong hải đảo, mà đặc khu có thể trong đất liền.
“Đối với đặc khu, chúng ta cần mạnh dạn phân quyền cho chínhquyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu. Tôi đề nghị sửa đổi Luật Tổ chứcchính quyền địa phương lần này cần quy định theo hướng mở hơn cho những đơn vịhành chính kinh tế đặc biệt, đặc khu, không gói gọn trong hải đảo”, đại biêủTrúc Anh nói.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh (Đoàn Hà Nội) dành sự quan tâm đếnquy định chuyển tiếp “Thường trực HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền chỉ định các đạibiểu HĐND cấp huyện nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đạibiểu ở phần địa giới hành chính thuộc đơn vị hành chính xã, phường, đặc khu; trừtrường hợp đại biểu HĐND quận thuộc thành phố Hà Nội…”.
Đại biểu Tuấn Thịnh cho rằng, tại thành phố Hà Nội đang thựchiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị (không tổ chức HĐND phường); trong khinhiệm kỳ 2026-2031 sẽ tiếp tục tổ chức HĐND phường. Do sẽ có các chức danh làlãnh đạo HĐND vào cấp ủy, đại biểu lo ngại quy định chuyển tiếp nêu trên sẽ gâykhó khăn cho việc bố trí cán bộ, từ đó đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đềnày.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Ảnh: media.quochoi.vn
Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hôịquan tâm về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng BộNội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thiết lập đầy đủ, toàn diện cơ sởpháp lý để tháo gỡ tất cả khó khăn, rào cản, vướng mắc cho việc chuyển đôỉchính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.
"Phân cấp, phân quyền nhưng không buông lỏng và cũng làcông cụ để bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người dân, lợi ích củaNhà nước", Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh và cho biết, dự thảo Luậtsẽ được tiếp thu để tăng cường được vai trò, hoạt động của HĐND, UBND, Chủ tịchUBND chính quyền 2 cấp, đặc biệt là cấp xã.
Theo hanoimoi.vn
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/de-xuat-tang-so-luong-tham-quyen-cua-lanh-dao-ubnd-chinh-quyen-2-cap