Gặp nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn cống hiến tuổi xuân cho thống nhất, hòa bình

Gặp nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn cống hiến tuổi xuân cho thống nhất, hòa bình
12 giờ trướcBài gốc
Bà Vũ Minh Nghĩa (bí danh Chính Nghĩa, năm nay 78 tuổi) trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 chính là nữ chiến sĩ duy nhất trong tổng số 15 chiến sĩ biệt động Sài Gòn tham gia trực tiếp trận đánh vào Dinh Độc Lập. Đến chiến dịch Mùa Xuân 1975 lịch sử, bà Nghĩa cũng là người được phân công cùng một nhánh quân chiến thắng hướng đến Dinh Độc Lập trong ngày 30-4-1975.
Chân dung thời trẻ - bà Vũ Minh Nghĩa cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, góp phần mang lại hòa bình thống nhất cho nước nhà
Nữ biệt động mồ côi cha
Đến tham dự buổi giao lưu diễn ra tại trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (VOV - Thành phố Hồ Chí Minh), bà Vũ Minh Nghĩa rất thân mật và gần gũi, không có khoảng cách với các sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông đang theo học tại trường. Sinh ra tại vùng đất thép Củ Chi, bà chia sẻ những ký ức của một thời máu lửa, nơi lòng quả cảm, tinh thần thép và sự mưu trí của các chiến sỹ biệt động đã làm nên những chiến công thầm lặng, góp phần viết nên trang sử hào hùng của dân tộc.
Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Vũ Minh Nghĩa đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba và nhiều bằng khen. Hiện bà sống cùng con cháu ở quận Gò Vấp (TP.HCM), tích cực tham gia góp phần duy trì Bảo tàng Biệt động Sài Gòn trên đường Trần Quang Khải, quận 1.
Mồ côi cha từ nhỏ, bà Minh Nghĩa và 8 anh chị em (đều tham gia cách mạng) được mẹ (Mẹ Việt Nam Anh hùng Phạm Thị Đáng) tảo tần nuôi nấng. Tháng 4-1965, cô gái Minh Nghĩa trở thành thành viên Đội 5 Biệt động Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định dưới sự chỉ huy của Đội trưởng Nguyễn Thanh Xuân (bí danh Bảy Bê, sau năm 1975 trở thành chồng bà Nghĩa). Với bí danh Chính Nghĩa, bà thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như giao liên, vận chuyển mật thư, vũ khí ở nội và ngoại thành. Với tố chất thông minh, nhanh nhẹn, trải qua nhiều khóa huấn luyện đặc biệt, bà trở thành một chiến sĩ xuất sắc của Biệt động Sài Gòn.
Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Vũ Minh Nghĩa năm nay đã 78 tuổi, song vẫn rất minh mẫn, phúc hậu
Hai lần “tiến vào dinh Độc Lập”
Bằng trí nhớ minh mẫn của mình, bà Vũ Minh Nghĩa kể lại dấu ấn từng 2 lần tham gia tiến vào dinh Độc Lập. Mùng 2 Tết Mậu Thân 1968, đội biệt động của bà Minh Nghĩa gồm 15 chiến sĩ do đồng chí Tô Hoài Thanh chỉ huy tấn công dinh Độc Lập với mục tiêu giữ trận địa chờ quân ta chi viện. Ở đó, bà là nữ chiến sĩ duy nhất. Các chiến sĩ biệt động đã chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng trong trận đánh không cân sức với địch. “Tôi chứng kiến đồng đội của mình ngã xuống ngay trước mắt.
Triển lãm ảnh với chủ đề “NỐI - Bản giao hưởng hòa bình - Tự hào thành phố Bác” diễn ra tại trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II quy tụ hơn 70 tác phẩm ảnh và bộ ảnh của sinh viên Khoa Báo chí - Truyền thông. Triền lãm nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử, văn hóa xưa và nay, quá trình phát triển vùng đất, con người TP Hồ Chí Minh và đất nước sau 50 năm thống nhất hòa bình. Triển lãm (kéo dài đến ngày 5-5) là dịp để các sinh viên bày tỏ sự tri ân đến các thế hệ cha ông bảo vệ độc lập dân tộc, mang lại hòa bình, thống nhất cho nước nhà. Đồng thời, các tác phẩm thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin vào tương lai qua ống kính nghệ thuật của những người trẻ.
Tám đồng chí hy sinh, tôi và 6 đồng chí khác hết đạn và bị thương, sau đó bị địch bắt” - bà xúc động kể. Suốt những năm tháng bị giam cầm, tra tấn tàn bạo qua nhiều nhà tù (cuối cùng là nhà tù Côn Đảo), năm 1974 bà Minh Nghĩa được trả tự do. Đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử tháng 4-1975 thì nữ chiến sĩ biệt động có mặt cùng cánh quân A34 tiến về Sài Gòn, tham gia đánh Dinh Độc Lập. Bà kể: “Trên đường hành quân chúng tôi nhận tin chính quyền Sài Gòn tuyên bố hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện. Cả đoàn nghe xong thì vui mừng khôn xiết, đồng bào đứng dọc hai bên đường reo hò chào mừng đoàn quân chiến thắng. Không gì có thể sánh được ngày đất nước hòa bình!”.
Bà Vũ Minh Nghĩa tham quan triển lãm ảnh ở TPHCM cuối tháng 4-2025
Cuộc đời nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn Chính Nghĩa như một biểu tượng của lòng dũng cảm, cùng đồng đội chiến đấu kiên cường với niềm tin son sắt vào độc lập dân tộc, thống nhất nước nhà. Những chia sẻ xúc động đã góp phần khơi dậy niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của thế hệ sinh viên hôm nay. Bà Minh Nghĩa nói: “Tôi rất cảm phục tinh thần năng động, tích cực của các bạn trẻ hôm nay. Tôi cảm nhận được tinh thần yêu nước, trách nhiệm của các em đối với quá khứ hào hùng của cha ông, của lịch sử dân tộc đánh giặc ngoại xâm, giành độc lập tự do, thống nhất nước nhà. Mong các em hãy gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp bằng trái tim của mình”.
Nữ chiến sĩ biệt động Sài Gòn Vũ Minh Nghĩa kỳ vọng vào thế hệ trẻ ngày nay
Bà Vũ Minh Nghĩa khẳng định: “Thế hệ chúng tôi đã xong nhiệm vụ, nay kỳ vọng và trao lại trách nhiệm xây dựng đất nước cho thế hệ trẻ, các học sinh, sinh viên. Tôi tin rằng, với tinh thần yêu nước và bản lĩnh của mình, các em sẽ tiến xa, tiếp tục lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng. Với những hoài bão của mình, các em sẽ tiếp tục xây dựng đất nước phồn vinh, gìn giữ nền hòa bình của Tổ quốc Việt Nam”.
TRUNG NGHĨA
Nguồn ANTĐ : https://anninhthudo.vn/gap-nu-chien-si-biet-dong-sai-gon-cong-hien-tuoi-xuan-cho-thong-nhat-hoa-binh-post610193.antd