Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
Tỷ giá USD quốc tế
Chỉ số Dollar Index (DXY), phản ánh sức mạnh của USD so với sáu loại tiền tệ chính (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF), đã giảm xuống 108,94, mất 0,33 điểm so với phiên ngày 3/1/2025.
Đồng USD tuy giảm nhưng vẫn đang trên đà đạt mức tăng trưởng hàng tuần cao nhất trong tháng qua, nhờ kỳ vọng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục dẫn đầu so với các khu vực khác và lãi suất tại Mỹ duy trì ở mức cao.
Thị trường lao động mạnh mẽ cùng lạm phát cao đã thúc đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc tăng trong thời gian gần đây, tạo ra nhu cầu lớn đối với đồng USD.
Những chính sách mới dự kiến của chính quyền Donald Trump như giảm thuế, bãi bỏ quy định kinh doanh, hạn chế nhập cư bất hợp pháp và áp thuế quan được cho là sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo áp lực tăng giá.
Vào ngày 4/1/2025, chỉ số USD ghi nhận mức giảm 0,28%, dừng ở mức 108,91, sau khi chạm đỉnh 109,54 vào hôm trước. Dù vậy, chỉ số này đang tăng 0,85% trong tuần.
Các bất ổn về thời điểm áp dụng chính sách mới của chính phủ Mỹ và những tác động tiềm ẩn có thể kìm hãm đà tăng ngắn hạn của đồng USD.
Helen Given, chuyên gia giao dịch ngoại hối tại Monex USA ở Washington, nhận định: "Chúng ta có thể sẽ chứng kiến đồng đô la giảm giá một chút khi chính quyền lên nắm quyền vì tất cả các mức thuế được đề xuất này sẽ mất một thời gian để thực hiện và chúng ta thực sự không biết liệu tất cả các đề xuất này có được thực hiện hay không".
Bà Given nói thêm: "Khi bước vào nửa cuối năm dương lịch này, tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy đồng đô la mạnh hơn nữa".
USD đã thu hẹp phần nào mức giảm sau khi dữ liệu hôm thứ sáu cho thấy ngành sản xuất của Mỹ đang dần hồi phục vào tháng 12, với sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng.
Đồng Euro đang chịu áp lực từ triển vọng tăng trưởng kém và nguy cơ bị áp thuế từ Mỹ, trong bối cảnh ECB có thể giảm lãi suất mạnh hơn so với Fed trong năm nay.
Thị trường hiện kỳ vọng ECB sẽ giảm lãi suất 100 điểm cơ bản trước cuối năm, trong khi Fed chỉ được dự đoán giảm 50 điểm cơ bản. Các yếu tố khác như cuộc chiến ngân sách tại Pháp và bầu cử ở Đức cũng ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tiền chung.
Euro tăng 0,39% lên 1,0305 USD nhưng vẫn hướng đến mức giảm 1,22% trong tuần, lớn nhất từ đầu tháng 11.
Bảng Anh tăng 0,41% lên 1,2431 USD, tuy nhiên vẫn giảm 1,15% trong tuần, mức giảm cao nhất kể từ tháng 11.
Đồng USD giảm 0,26% còn 157,11 Yen Nhật, thấp hơn một chút so với mức cao nhất trong năm tháng là 158,09 ghi nhận hồi tháng 12.
Yên Nhật đang chịu áp lực do chênh lệch lãi suất giữa Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh Ngân hàng Nhật Bản duy trì chính sách thận trọng với việc tăng lãi suất.
Đồng nhân dân tệ nội địa của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất hơn một năm ở 7,3199 nhân dân tệ đổi một USD, do lợi suất giảm và kỳ vọng cắt giảm lãi suất trong nước.
Trong lĩnh vực tiền điện tử, Bitcoin tăng 1,59%, đạt mức 98.658 USD.
Tỷ giá USD trong nước
Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố vào đầu ngày 4/1 giảm 8 đồng, đạt mức 24.334 đồng.
Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên, mức mua vào - bán ra lần lượt là 23.400 đồng và 25.450 đồng.
Ngân hàng Vietcombank giảm 9 đồng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, niêm yết tại 25.220 - 25.550 đồng/USD.
Ngân hàng TPB có mức giá mua tiền mặt USD thấp nhất là 24.390 VND/USD và mua chuyển khoản thấp nhất là 24.430 VND/USD. HSBC ghi nhận giá mua tiền mặt USD cao nhất, ở mức 25.342 VND/USD. VietinBank dẫn đầu về giá mua chuyển khoản, ở mức 25.559 VND/USD.
Mức giá bán tiền mặt thấp nhất thuộc về TPB, ở mức 24.870 VND/USD, trong khi VIB bán chuyển khoản thấp nhất với giá 25.525 VND/USD. VietCapitalBank và NCB cùng niêm yết giá bán tiền mặt và chuyển khoản USD cao nhất, lần lượt là 25.559 VND/USD và 25.551 VND/USD.
Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm nhẹ, mua vào ở mức 23.740 đồng và bán ra ở 26.239 đồng.
Tỷ giá Yên Nhật giữ nguyên, mức mua vào và bán ra lần lượt là 147 đồng và 162 đồng.
Việt Anh (t/h)