Bối cảnh căng thẳngvà bản án "treo"
Vụ việc bắt nguồntừ Bản án số 02/2021/DSTC-ST ngày 21/9/2021 của Tòa án nhân dân (TAND) huyệnQuản Bạ, tỉnh Hà Giang và Bản án phúc thẩm số 03/2022/DS-PT ngày 10/02/2022 củaTAND tỉnh Hà Giang cũ (nay là tỉnh Tuyên Quang). Theo đó, Hợp tác xã (HTX) sản xuất vải lanh truyền thốngHợp Tiến do bà Vàng Thị Mai làm Giám đốc bị buộc phải tháo dỡ, di dời nhiêùcông trình, vật kiến trúc và cây cối để trả lại 139 m2 đất thuộc thửa đất số260, tờ bản đồ 19 cho gia đình ông Thào Chính Phừ. Đây là thửa đất đã được UBNDhuyện Quản Bạ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BU 131445 ngày04/12/2013 với vị trí cụ thể, rõ ràng.
Hợp tác xã sản xuất vải lanh truyền thống Hợp Tiến do bà Vàng Thị Mai làm Giám đốc bị buộc phải tháo dỡ, di dời nhiều công trình để trả lại 139 m2 đất cho gia đình ông Thào Chính Phừ.
Ngay sau khi bản áncó hiệu lực pháp luật, ngày 12/5/2022, ông Thào Chính Phừ đã làm đơn yêu câùthi hành án. Cùng ngày, Chi cục THADS huyện Quản Bạ (cũ) đã nhanh chóng ban hànhQuyết định thi hành án số 68/QĐ-CCTHADS.
Tuy nhiên, mọi việc không hề diễn rasuôn sẻ. Bà Vàng Thị Mai, đại diện HTX kiên quyết không chấp hành bản án vì chorằng nội dung bản án không đúng và liên tục có đơn gửi TAND cấp cao tại Hà Nôịđề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Dù TAND cấp cao tạiHà Nội đã có thông báo số 393/TB-TA ngày 06/06/2022 khẳng định không có căn cứkháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, bà Mai vẫn cố tình không thực hiện nghĩavụ thi hành án. Bà tiếp tục gửi đơn đi nhiều nơi như Huyện ủy, HĐND huyện, Tỉnhủy, HĐND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy… thể hiện sự không đồng tình.
Từnỗ lực vận động đến nguy cơ cưỡng chế đối đầu
Trước tình hình đó,Chi cục THADS huyện Quản Bạ (cũ) đã báo cáo Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự (BCĐTHADS) huyện, đề nghị thành lập tổ công tác để tiếp tục vận động, giải thích.Ngày 17/8/2022, BCĐ THADS huyện ban hành Quyết định số 4115/QĐ-BCĐTHADS thànhlập tổ công tác liên ngành, gồm các thành viên BCĐ và đại diện các ban ngànhliên quan. Tổ công tác đã tích cực làm việc, phân tích, vận động, hòa giải, đềnghị HTX Hợp Tiến tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm. Tuy nhiên, bà Vàng ThịMai vẫn giữ vững quan điểm không đồng ý với nội dung bản án và không chấp nhậnviệc tự nguyện tháo dỡ.
Hình ảnh tổ công tác gặp mặt và vận động HTX sản xuất vải lanh truyền thống Hợp Tiến chấp hành án.
Với sự bất hợp tácdai dẳng từ phía người phải thi hành án, UBND huyện Quản Bạ (cũ) đã giao Chi cụcTHADS tiếp tục tham mưu cho BCĐ huyện xem xét tổ chức giải quyết việc thi hànhán theo thẩm quyền. BCĐ THADS huyện sau đó đã có báo cáo, tờ trình xin chủtrương cưỡng chế để giải quyết dứt điểm vụ việc. Thường trực Huyện ủy đã banhành kết luận, giao BCĐ THADS huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp xácminh, xây dựng kế hoạch, phương án cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật.
Ngày 16/03/2023,BCĐ THADS huyện đã họp thống nhất biện pháp, phương án tổ chức cưỡng chế. Cácquyết định liên quan đến cưỡng chế cũng đã được ban hành, bao gồm Quyết địnhcưỡng chế buộc thực hiện công việc nhất định ngày 20/9/2022 và Kế hoạch cưỡngchế số 41/KH-CCTHADS ngày 10/02/2023 (sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Kế hoạchcưỡng chế số 138/KH-CCTHADS ngày 08/12/2023).
BCĐ THADS huyện Quản Bạ (cũ) họp thống nhất biện pháp, phương án tổ chức cưỡng chế.
Tuy nhiên, tìnhhình trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Mỗi lần làm việc, bà Mai lại vận độngthêm nhiều hội viên HTX tham gia chống đối, với tổng số lên đến trên 130 người.Khu vực cưỡng chế lại là địa bàn phức tạp, thường xuyên có khách du lịch nướcngoài đến thăm quan nghề dệt lanh truyền thống. Bà Mai không ngừng tuyên truyềncho các hội viên chống đối việc thi hành án với lý do nếu chấp hành sẽ"mất nghề, mất việc làm, mất thu nhập" nên nhiều người nghe theo, ủng hộ.
Tình thế vụ việc đivào bế tắc khi đứng trước nguy cơ phải tổ chức cưỡng chế huy động lực lượng liênngành rất lớn, đối mặt với sự chống đối có thể lên đến hàng trăm người, gây mấtan ninh trật tự nghiêm trọng.
Khéoléo tháo gỡ nút thắt - Vai trò của Chấp hành viên
Trong bối cảnhtưởng chừng như không có lối thoát, một Chấp hành viên (CHV) dày dặn kinhnghiệm vừa nhận nhiệm vụ Chi cục trưởng đã thể hiện vai trò then chốt. Với kinhnghiệm giải quyết nhiều vụ việc khó khăn, phức tạp trên nhiều địa bàn công tác,CHV này đã không chọn giải pháp cưỡng chế cứng rắn ngay lập tức, mà quyết địnhtìm hiểu sâu hơn về thân nhân và các mối quan hệ của các bên liên quan.
Nhiều cuộc họp "gỡ vướng" được lực lượng THADS tổ chức
Bằng sự nhạy bénnghiệp vụ, CHV đã nắm được thông tin quan trọng: Bà Mai và ông Phừ có quan hệthông gia (con gái ông Phừ lấy con trai bà Mai). Đặc biệt, các con của bà Maiđều không ủng hộ việc mẹ cản trở thi hành án.
Nắm bắt được nhữngthông tin quý giá này, CHV đã tiến hành thuyết phục, vận động ông Phừ thoảthuận nhượng lại diện tích đất theo bản án cho con trai bà Mai. Đồng thời, CHVcũng phân tích cho các con bà Mai về tầm quan trọng của việc giữ gìn tình cảmthông gia, xóm giềng và tránh được những tốn kém về kinh tế nếu thỏa thuận đượcviệc thi hành án.
Tuy nhiên, ông Phừkiên quyết không bán đất với lý do "đất không đẻ ra" mà con cháu thìđông nên cần để dành.
CHV không nản lòng đã vận dụng kinh nghiệm nhờ đến nhữngngười có uy tín trong cộng đồng (bao gồm cả Đại biểu Quốc hội đã nghỉ hưu vàthậm chí là thầy cúng) để tác động đến tâm lý ông Phừ.
CHV kiên trì vận động,thuyết phục ông Phừ về những ảnh hưởng tiêu cực nếu cố giữ đất để cưỡng chế,bao gồm việc ảnh hưởng đến con, cháu và mất đi tình cảm xóm giềng. Cuối cùng,sự kiên trì và khéo léo của CHV đã được đền đáp và ông Phừ đã đồng ý bán đất.
Tuy nhiên, một"nút thắt" mới lại xuất hiện, ông Phừ kiên quyết không bán cho ngươìthân của bà Mai và đòi bán luôn cả thửa đất lớn hơn, bao gồm cả 1/2 diện tíchđất bà Mai đang chiếm giữ với giá rất cao.
Trước tình huốngnày, CHV đã thể hiện sự linh hoạt và sáng tạo. Nắm bắt được thực tế nghề dệtlanh đang được quan tâm phát triển, giữ gìn và việc con dâu bà Mai đang sảnxuất kinh doanh cùng ngành, CHV đã làm việc với các con bà Mai, vận động,thuyết phục và định hướng cho họ nhờ một đại diện tin cậy làm trung gian đứngra thỏa thuận mua bán với ông Phừ.
Để tránh việc ôngPhừ biết các con bà Mai đứng ra mua đất, CHV đã di chuyển 60km về thành phố làmviệc với người trung gian. Tại đây, CHV đã giới thiệu, hỗ trợ người trung gianthực hiện thỏa thuận giá cả mua bán đất với ông Phừ. CHV trực tiếp cùng ngươìtrung gian xuống kiểm tra giấy tờ, hiện trạng đất và thỏa thuận giá cả. Đồngthời, CHV cũng báo cáo UBND huyện, BCĐ THADS huyện về kế hoạch này, đảm bảo saukhi thỏa thuận mua bán được thông qua, người trung gian sẽ làm thủ tục chuyểnnhượng lại toàn bộ diện tích đất của ông Phừ cho con trai bà Mai, và các cơquan của huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất.
Sau nhiều nỗ lực,thỏa thuận mua bán đã thành công. Con trai bà Mai đã chuyển tiền cho ngươìtrung gian thanh toán cho ông Phừ, và ông Phừ đã rút đơn yêu cầu thi hành án.Về phía con trai bà Mai, sau khi nhận chuyển nhượng đất từ người trung gian đãđược UBND huyện tạo điều kiện làm xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quantrọng hơn, người con trai này cũng cam kết để lại đất cho bà Mai và HTX tiếptục sử dụng.
Vụ việc thi hành áncăng thẳng, kéo dài tưởng chừng đi vào ngõ cụt đã được kết thúc một cách viênmãn trong sự vui mừng của tất cả các bên liên quan. Không cần đến một cuộccưỡng chế quy mô lớn, không có sự đối đầu, xung đột, mà thay vào đó là sự hoàgiải, thấu hiểu và tinh thần "còn nước còn tát" của người CHV.
Câu chuyện tại Chicục THADS huyện Quản Bạ (cũ) là minh chứng rõ nét cho vai trò quan trọng của ngươìcán bộ thi hành án trong việc áp dụng pháp luật, nhưng không cứng nhắc mà cònphải linh hoạt, sáng tạo, thấu hiểu hoàn cảnh và tâm lý của đương sự.
Đó là"chuyện nghề" của những người chấp hành viên, những người không chỉthực thi pháp luật mà còn là cầu nối hóa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yêntrong cộng đồng. Điều này cho thấy, đôi khi chìa khóa để giải quyết những vụviệc phức tạp không nằm ở việc áp dụng sức mạnh cưỡng chế mà nằm ở sự kiên trì,bản lĩnh và đặc biệt là tấm lòng của người thực thi công vụ.
Kế Nguyễn